Cùng Hội cổ động viên Bóng đá Quốc gia Việt Nam ký tên phản đối sự độc quyền phát sóng của kênh truyền hình K+! Tại BinhDinhFFC hoặc tại vff-fan

Các làng bánh tráng Bình Định vào xuân

Dấu ấn của một Bình Định giàu tiềm năng và truyền thống văn hóa

Các làng bánh tráng Bình Định vào xuân

Gửi bàibởi My Lăng » 20-01-2009, 08:56

Các làng bánh tráng Bình Định vào xuân

(VOV) - Càng gần đến Tết Nguyên đán cũng là lúc các làng nghề sản xuất bánh tráng trên địa bàn tỉnh Bình Định “tăng hết công suất” để kịp giao hàng cho khách

Hình ảnh
Tráng báng, phơi bánh tại các làng bánh tráng Bình Định

Bánh tráng Nhơn Hưng đắt hàng

Không khí ở làng bánh tráng Nhơn Hưng (huyện An Nhơn) những ngày giáp Tết thật hối hả. Mới 4 giờ sáng, các lò đã sáng trưng ánh điện để bắt đầu cho một ngày làm việc mới với các công đoạn như: đốt lò, xay bột, tráng bánh, phơi bánh…

Chị Nguyễn Thị Liên, một hộ sản xuất bánh tráng ở thôn Hòa Cư, cho biết: “Tôi phải dậy thật sớm để tráng được nhiều bánh kịp giao cho khách. Nhà tôi có 50 tấm vỉ, mỗi vỉ phơi được 5 chiếc bánh, tráng đến đâu phơi lên vỉ đến đó. Đến khi nắng lên thì 50 tấm vỉ đã kín hết bánh. Nếu trời nắng đẹp, đến 10 giờ bánh sẽ khô, sau đó lột xếp thành chồng để có vỉ tiếp tục tráng lượt 2. Ngày thường tôi chỉ tráng đến 1 giờ chiều là xuống lò, nhưng giáp Tết thì phải làm đến khi tắt nắng vì nhu cầu của khách hàng tăng cao”.

Chị Tám Hương, một hộ sản xuất bánh tráng ở cùng làng với chị Liên, cho biết thêm: “Năm nay mưa lũ kéo dài, đến giữa tháng Chạp mà trời vẫn chưa chịu dứt nên sản xuất bánh tráng gặp nhiều khó khăn. Mấy ngày nay, trời mới hửng nắng nên cả làng phải tranh thủ làm bánh để kịp giao cho khách. Dịp Tết năm nay, bánh làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Thậm chí, thương lái còn mang tiền đặt cọc trước các chủ lò để mua được bánh. So với ngày thường, giá bánh dịp này cao hơn một chút. Thu nhập 1 tháng giáp Tết bằng 3-4 tháng bình thường nên ai cũng tranh thủ làm thật nhiều hàng”.

Hiện nay, trên địa bàn xã Nhơn Hưng có 300 hộ sản xuất bánh tráng, với khoảng 1.000 lao động tham gia, thu nhập trên dưới 1,5 triệu đồng/hộ/tháng, riêng vào tháng cuối năm, thu nhập có thể tăng gấp đôi. Không những phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, bánh tráng Nhơn Hưng còn được nhiều Việt kiều về quê ăn Tết cũng tìm mua để làm quà cho bạn bè, người thân ở nước ngoài.

Theo khảo sát của chúng tôi, chưa bao giờ bánh tráng thời điểm tháng Chạp tiêu thụ mạnh như năm nay. Chị Nguyễn Thị Lạc, người chuyên mua sỉ bánh tráng ở xã Nhơn Hưng, cho biết: “Thời điểm này các năm trước, trung bình mỗi ngày bán hơn 100 ràng, mỗi ràng 50 chiếc. Riêng năm nay, do thời tiết bất lợi, sản xuất bánh tráng gặp khó khăn nên mỗi ngày chỉ thu mua được có phân nửa. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bánh tráng ở các tỉnh Tây Nguyên khá lớn nên làm ra bao nhiêu cũng được thu mua hết”.

Nhộn nhịp làng bánh tráng Tây Phú

Khác với ngày thường, vào tháng Chạp, không khí ở làng bánh tráng Tây Phú (Tây Sơn) làm việc rất khẩn trương. Trên khắp mọi nẻo đường, từ trong nhà ra tới ngõ của xã Tây Phú, đâu đâu cũng thấy màu trắng lấp lóa của những phên bánh phơi la liệt. Theo thống kê, xã Tây Phú hiện có hơn 300 hộ làm bánh tráng với hơn 1.000 lao động tham gia. Mỗi dịp Tết đến người dân ở đây tăng công suất lên gấp 3-4 lần để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mỗi ngày, các lò sản xuất hơn 2 tấn gạo, với khoảng gần 10.000 chiếc bánh tráng các loại như: bánh tráng gạo, bánh mì, bánh mè, bánh cuốn chả ram…

Bánh tráng Tây Phú hiện có mặt ở nhiều tỉnh Tây Nguyên, Nam bộ và được khách hàng khắp nơi đánh giá là “chất lượng cao”. Anh Trần Văn Bình, chủ lò sản xuất bánh tráng ở thôn Phú Mỹ, cho biết thêm: “Bánh ở đây được người tiêu dùng ưa thích, bởi làm bằng loại gạo dẻo thơm và không pha bột mì. Nhờ vậy, nên sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó. Mỗi ngày trung bình một lò bánh tráng làm hơn 10 kg gạo với khoảng 300 chiếc bánh, riêng tháng Chạp, sản lượng tăng lên gấp đôi, gấp ba lần”.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ làm bánh tráng ở Tây Phú đã mạnh dạn đầu tư vốn trang bị máy móc, nâng cấp lò bánh tráng. Mọi công đoạn từ xay bột đến tráng bánh được thực hiện nhanh, ít hao hụt. Một số hộ đã xây dựng lò sấy để chủ động sản xuất khi thời tiết xấu. Bánh tráng Tây Phú được nhiều người ưa chuộng vì vẫn giữ hương vị thơm đậm của bột gạo, độ mỏng đều. Bí quyết sản xuất của làng nghề này gói gọn ở khâu chọn gạo, xay bột, đúc bánh… Và quan trọng hơn, người dân ở đây đã biết trân trọng chữ tín đối với khách hàng.

Tết Nguyên đán Kỷ Sửu đã cận kề, người làm bánh tráng ở các nơi trong tỉnh Bình Định đang trong mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm. Hy vọng một mùa làm ăn bội thu sẽ đến để nhà nhà đều có cái Tết ấm no, hạnh phúc…/.
N. Hân
http://vovnews.vn/Home/Cac-lang-banh-tr ... 103395.vov
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.

My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 996
Ngày tham gia: 30-01-2008, 11:43
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 13 lần
Blog: Xem blog (0)

Quay về Lễ hội - Du lịch - Ẩm thực

Ai đang online?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 1 khách