Võ Bình Định - gìn giữ của báu

"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền"

Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi Quy Ninh » 16-09-2008, 08:00

Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Kỳ 1:
Giữ chiêu pháp đặc thù


(TT-16/09/2008) _ Được đặt móng từ những lớp cư dân Đại Việt từ Đàng Ngoài đến khai mở vùng đất được xem là phiên trấn địa đầu vào cuối thế kỷ 15, võ Bình Định từ đó không ngừng phát triển. Đến vương triều Tây Sơn (1778-1802), nền võ thuật Bình Định được coi đã đạt đến đỉnh cao của phát triển.
Hình ảnh
Lão võ sư Phan Thọ luyện quyền cho võ sinh lớp buổi tối tại sân võ nhà ông- Ảnh: H.V.Mỹ

Được duy trì gần như xuyên suốt thời gian, võ Bình Định bây giờ được xem là di sản văn hóa độc đáo không chỉ của người Bình Định. Phải gìn giữ ra sao cho phải đạo? Câu hỏi thật nhiều trăn trở.

Cơn mưa chiều vẫn không làm các bạn trẻ quanh xã Bình Nghi, Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) bỏ qua buổi học võ mà với họ “quý và cần không khác những con chữ”. Với họ, giờ đây còn được chính những vị võ sư trưởng lão trong vùng truyền dạy võ nghệ là một may mắn lớn.

Những lão võ sư còn lại

7 giờ tối, sân nhà lão võ sư Phan Thọ ở làng Thủ Thiện Thượng (xã Bình Nghi) đã gần kín chỗ khi hơn 30 võ sinh trong vùng đến tập luyện. Lão võ sư Thọ, 84 tuổi, cầm côn múa mẫu cho một số võ sinh múa theo. “Mỗi bài tập thầy chỉ bày vài ba buổi đầu. Tiếp theo chúng em sẽ tự luyện tập, chỗ nào sai sót sẽ có lớp anh chị chỉnh sửa cho. Cũng như học văn, học võ quan trọng là học ở bạn bè, ở lớp anh chị” - võ sinh Từ Thị Oanh, đang là học sinh lớp 11, nói.

Theo võ sư trẻ Phan Thanh Sơn, cách làng Kiên Mỹ - quê hương của Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) - chỉ chừng 7km về hướng đông, xã Bình Nghi có đến năm sân võ, những võ sư chủ sân như anh đều là môn đệ của lão sư Phan Thọ - một chưởng môn phái nổi danh của đất Tây Sơn mà tiêu biểu là về quyền thuật được gọi quyền An Vinh (quê hương của nữ đại đô đốc Tây Sơn Bùi Thị Xuân).

Nhưng không chỉ với đường quyền nổi tiếng, lão sư Thọ còn được xem là vị võ sư duy nhất còn lại của đất võ Bình Định thông thuộc 18 môn (loại) binh khí (roi, siêu, kiếm, đao, thương, kích...). “Võ Tây Sơn - Bình Định hùng mạnh là nhờ người xưa biết đưa võ cổ truyền của các dân tộc thiểu số vùng cao thêm vào” - võ sư Thọ nói.

Sân võ của lão võ sư 70 tuổi Hồ Sừng ở làng Hòa Mỹ (xã Bình Thuận) liên thông với sân võ của võ sư Hồ Văn Bé - con trai thứ của ông - bởi hai nhà nằm kề nhau. Võ sư Sừng nắm ngọn ngành về môn phái võ Thuận Truyền mà ông cha mình có công vun đắp. Lão sư Sừng kể chính ông bà cố của ông - ông Hồ Triêm và bà Lê Thị Quỳnh Hà - đã chấn hưng nền võ Thuận Truyền.

Theo nhiều người trong vùng, có lẽ nỗ lực chấn hưng miền võ Thuận Truyền của bà Quỳnh Hà với lời truyền tụng lưu lại đã luôn lôi cuốn phái nữ trong vùng theo học võ thuật. “Từ nhỏ, nghe câu ca dao Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định đi roi đi quyền, em đã muốn học võ rồi. Đến khi biết nguồn gốc ngọn roi nổi tiếng của Thuận Truyền, em lại càng chăm luyện tập” - Phạm Thị Nhượng, học sinh lớp 10 ở làng Hòa Mỹ, từng đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi võ thuật cấp tỉnh, quốc gia, nói. Cũng như võ sư Sừng bày tỏ: “Bởi vậy, mỗi khi thắp hương trước tổ đường, nghĩ về bà Quỳnh Hà, cha con tui thấy nặng ơn bà lắm”.

Đường quyền danh tiếng

Những võ sinh ở lớp học với lão võ sư Lâm Ngọc Phú ở làng An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn) có nhiều trình độ khác nhau, tất cả đều cần mẫn luyện tập, răm rắp theo từng thao tác mẫu của thầy. “Chỉ còn chưa đầy tuần nữa em phải vào học ở Đại học Kinh tế TP.HCM. Được thầy Phú dạy, em thấy võ thuật rất có ý nghĩa, nhất là môn quyền An Thái” - Lê Văn Thắng, nhà ở xã Bình Nghi kề bên, nói. Quyền An Thái từ lâu nổi tiếng là “đặc sản” trong nền võ cổ truyền Bình Định.
Hình ảnh
Võ sư Lâm Ngọc Phú, trưởng môn phái An Thái - Bình Định, luyện quyền cho các võ sinh - Ảnh: H.V.Mỹ
Theo lão sư Phú (74 tuổi), “ông tổ” quyền An Thái chính là Hoa kiều Diệp Trường Phát - thường được quen gọi là Tàu Sáu (*). “Tuy học thầy Tàu Sáu nhưng ông cha mình biết kết hợp với nhiều phái võ cổ truyền khác nên bài bản của mình có phần phong phú, đa dạng hơn. Nhờ vậy trong mấy cuộc thi võ cổ truyền Bình Định mới đây, người làng võ An Thái đoạt được giải cao ở các môn lăn khiên, múa song kích, bởi đây là những môn của võ Thiếu Lâm mà An Thái học được”, võ sư Phú nói.

Đỉnh cao nền võ thuật cổ truyền Bình Định chính là sự xuất hiện của Tây Sơn tam kiệt với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vang dội lịch sử. Tây Sơn hạ đạo (nay là huyện Tây Sơn) là nơi sinh ra Tây Sơn tam kiệt, còn vùng đất An Nhơn liền kề bên dưới lại là nơi truyền thụ cho họ thao lược để làm nên nghiệp lớn. Được đặt móng từ những lớp di dân mở đất phương Nam từ cuối thế kỷ 15, đến thời Tây Sơn khởi nghĩa võ Bình Định đã phát triển rất cao, đến mức nhiều phụ nữ cũng rất giỏi võ nghệ.

Theo võ sư Phú, người dân trong vùng truyền nhau rằng hai anh em Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng - đại đô đốc nhà Tây Sơn, từng là môn sinh của vợ chồng võ sư Đinh Văn Nhưng (có thân phụ từ tỉnh Ninh Bình vào) ở làng Thanh Liêm, xã Nhơn An, cạnh xã Nhơn Phúc. Và trước ngày phất cờ khởi nghiệp, ba anh em Nhạc - Lữ - Huệ cùng một số bằng hữu - sau đều trở thành danh tướng Tây Sơn - còn được vị thầy đồ kiêm võ sư Trương Văn Hiến, từ Đàng Ngoài vào ở làng An Thái, truyền dạy cho văn chương, thao lược.

Cũng như một ít sân võ khác ở Bình Định, bên cạnh lớp đêm, sân võ của lão võ sư Trương Văn Vịnh ở làng Kỳ Sơn (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) còn có lớp vào lúc tinh mơ. “Tụi em thức dậy ôn bài từ 4 giờ rồi đến đây luyện tập chừng hơn một giờ là về đi học” - Nguyễn Tấn Sang, học sinh lớp 11, ở làng Vinh Quang kề bên, nói. Ở tuổi 74, tuy gầy nhưng võ sư Vịnh trông rất năng động, khỏe khoắn bởi sự nhanh nhạy và vẻ sắc sảo của ánh mắt. Võ Bình Định đã được người nhiều nơi học và tiếng tăm cũng được truyền đi, cả đến nước ngoài.

Thật đáng phấn khích, võ sư Vịnh nói thêm phần thưởng cao quý mà ông cũng như người đất võ Bình Định có được là việc ông cùng ba võ sư trẻ Bình Định được mời dự Đại lễ Quán khí đạo châu Âu lần 4 tại Ý và Romania cuối tháng 10-2007. Với hai bài biểu diễn quyền và côn điêu luyện của mình, ông đã được ban tổ chức đại lễ tặng bằng tri ân với danh vị “đại danh sư”. “Hai màn biểu diễn quyền, roi của tui được khen ngợi chính là nhờ những cái riêng từ quyền thuật của phái võ miền hạ nguồn này trong cái chung của nền võ Bình Định. Cũng chính nhờ vậy mà tui tuy có tuổi tác vẫn còn diễn xuất tốt những tinh hoa của quyền thuật được truyền lại nơi vùng đất này”, võ sư Vịnh nói.

Theo ông Nguyễn Minh Hùng - phó tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có hơn 100 võ đường (sân võ) dạy võ cổ truyền Bình Định do các võ sư, huấn luyện viên đảm trách. Tất cả huyện, thị trong tỉnh đều có chi hội võ thuật cổ truyền, ở những huyện miền núi thì có câu lạc bộ võ thuật cổ truyền.
HUỲNH VĂN MỸ
_________________
Nền võ thuật Bình Định vang tiếng xưa nay có công của những ngôi chùa với những vị tăng sư giỏi võ thuật. Ở đó, sân chùa thành sân võ.

Kỳ tới: Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”
posting.php?mode=post&f=23
----------------------------------------------------------------------------
(*)" “ông tổ” quyền An Thái chính là Hoa kiều Diệp Trường Phát - thường được quen gọi là Tàu Sáu " : Mời các bạn xem thêm các bài viết của thành viên Diệp Lệ Bích

Các thành viên đã cảm ơn Quy Ninh về bài viết này:
vinh hy
Quy Ninh
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 2035
Ngày tham gia: 22-03-2008, 16:03
Đến từ: Quy Ninh - Gia Định
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 2 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi daiho09 » 16-09-2008, 11:56

Chính xác thế. Võ Bình Định là một của báu cần phải gìn giữ và lưu truyền cho con cháu. Trước đây mình có đọc một số bài báo cảnh báo về sự thất thoát, mai một võ cổ truyền Bình Định, đặc biệt là những thế võ bí truyền.

Nếu có một tổ chức hay cá nhân nào đủ uy tín và lực, dĩ nhiên là giàu tâm huyết cùng các vị võ sư tôn kính thống kê lại toàn bộ giá trị võ học Bình Định thì tuyệt vời biết nhường nào. Khi đó, võ thuật BÌnh Định sẽ càng được khắp nơi trên thế giới biết đến và tầm học. Võ thuật BÌnh Định chắc hẳn sẽ có một vị thế mới xứng đáng trong nền võ học thế giới.
daiho09
Thành viên
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: 09-08-2008, 10:11
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi KLy » 17-09-2008, 09:39

Võ Bình Định - gìn giữ của báu
(Kỳ 2): Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”

TT - Tiếng chuông vang lên, vọng ra những xóm làng. Vị sư tăng đứng bên cổng chùa vẻ ngóng đợi. Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có một võ đường và người truyền dạy võ thuật cho lớp trẻ là những vị sư tăng ở chùa.
Hình ảnh
Câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước, nơi đã đào tạo hàng ngàn võ sinh cho Bình Định - Ảnh: H.V.Mỹ

Nền võ thuật Bình Định vang tiếng xưa nay có công của những ngôi chùa được xem là những Thiếu Lâm tự với những vị sư tăng giỏi võ thuật.

Sân chùa - sân võ

Sân võ chùa Long Phước là vuông đất rộng rợp mát trước khu tăng phòng của chùa. Chiều xuống, vài học sinh đạp xe ghé sân võ rồi quay về. “Năm nay khai trường sớm nên thầy phải cho võ sinh ở đây nghỉ sớm sau khi đã học võ trong hè. Đợi khi nào các em ổn định việc học trong năm học mới tính đến chuyện học võ” - thượng tọa Thích Hạnh Hòa - vị sư trụ trì chùa Long Phước, cho biết.

Tọa lạc trên khu đất rộng liền kề làng mạc, qua nhiều lần trùng tu, Long Phước nay là một trong những ngôi chùa lớn trong vùng. Nhưng để chùa có một võ đường với tên gọi Câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước (thuộc Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định huyện Tuy Phước), theo thầy Hạnh Hòa, là “bởi cái duyên của chùa với võ thuật, với đời”. Và phần chính của chữ duyên ấy là nhờ thầy Hạnh Hòa cùng sư tăng đệ tử trong chùa đều là võ sư. “Thời trước phần nhiều sư tăng các chùa ở Bình Định đều giỏi võ thuật, thường truyền dạy cho các tăng sinh, đệ tử của mình là chính. Có vị sau đó ra đời, đem võ thuật chỉ bày cho người khác, dần dà võ nhà chùa được lan ra ngoài cũng nhiều” - thầy Hạnh Hòa giải thích.

Với sân võ được mở tại chùa từ năm 1982, cùng sự cộng lực của người sư tăng đệ tử của mình, thầy Hạnh Hòa cho biết sân võ chùa Long Phước đến nay đã dạy cho hàng ngàn võ sinh, đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên trụ cột về võ cổ truyền Bình Định cho địa phương.

Chùa Long Phước đã hơn 150 năm tuổi, việc nhà chùa truyền dạy võ thuật cho bên ngoài thời trước tuy không được kể lại chi tiết, nhưng chắc một điều là các vị tăng sư tiền bối của chùa đều góp phần trong việc phát triển nền võ thuật địa phương. Từ thành quả nổi bật trong truyền dạy võ cổ truyền Bình Định của sân võ chùa Long Phước, một số đông võ sư, võ đoàn, các nhà nghiên cứu võ thuật trong và ngoài nước nhiều lần đến đây tham quan, giao lưu cũng như nghiên cứu, học tập.

Ngôi “Thiếu Lâm tự” hơn 300 tuổi
Hình ảnh
Tổ đình Thập Tháp ở An Nhơn - Bình Định - Ảnh: H.V.Mỹ

Theo một số võ sư, “võ nhà chùa” trong một thời gian dài đã được truyền rộng ra ngoài, có khi được giữ nguyên, có khi được biến cách. “Võ nhà chùa” ở Bình Định là một võ phái lớn, có nhiều nét riêng và cũng có những nét chung của vùng võ Bình Định. Do đó cùng với các phái võ khác, “võ nhà chùa” đã tạo thêm sự phong phú, đặc sắc cho vùng võ Bình Định.
Rêu phong, cổ kính, ẩn mình dưới um tùm bóng cây và dựa vào lưng đồi cũng rậm chồi cây, chùa Thập Tháp ở làng Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) được nhiều người biết là một ngôi chùa cổ lớn. Xưa nay đây là nơi truyền dạy võ thuật cho các tăng sinh và có khi cho cả người ngoài, và đây cũng là ngôi tổ đình đầu tiên của phái thiền Lâm Tế - một nhánh của Thiếu Lâm tự, bởi vậy nhiều người xem đây như là “Thiếu Lâm tự” đầu tiên ở nước ta.

“Thiếu Lâm tự là thiền tông có võ thuật do đức Bồ-Đề Đạt-Ma khai sáng. Đến đời tổ thứ 6 - đức Lục tổ Huệ Năng chia làm năm phái, trong đó có phái thiền Lâm Tế. Trên đường hành đạo từ Trung Quốc sang nước ta, thiền sư Nguyên Thiều của phái Lâm Tế đã dừng lại ở Bình Định, khai lập nên chùa Thập Tháp vào năm 1677” - thượng tọa Thích Viên Kiên - một trong những thiền sư trụ trì chùa Thập Tháp - giải thích. Sau đó, thiền sư Nguyên Thiều cũng như các vị thiền sư kế nghiệp đã đến khai lập thêm nhiều ngôi chùa khác trong vùng, trong đó có chùa Long Phước.

“Các vị thiền sư ở các chùa trong vùng thời trước đều giỏi võ thuật, đến đời thầy tôi mới đây là hòa thượng Thích Kế Châu cũng thông giỏi võ thuật. Nặng lòng với việc hóa đạo, các vị thiền sư luôn lo khai mở thêm chùa chiền, đào luyện tăng sư. Coi võ thuật như là trợ duyên trên đường tu tập, các vị thiền sư cũng đã truyền dạy võ thuật cho hàng đệ tử của mình” - vẫn lời của thượng tọa Viên Kiên.

Thượng tọa Viên Kiên kể thời tổ sư Nguyên Thiều đến khai nghiệp, đây vẫn còn là vùng đất sơ khai, hoang dã, tổ sư cùng những vị sư tăng kế tiếp đã giúp các chúa Nguyễn không ít trong việc khai hóa. Để chống chọi với các loài mãnh thú cũng như kẻ bất lương, võ thuật là một trong những phương tiện thích dụng. Bởi vậy võ thuật được các vị tăng sư truyền dạy trong chùa đã lan ra ngoài bằng nhiều cách để giúp đời. Chuyện kể của thượng tọa Viên Kiên: “Thời trước thú dữ ở vùng này rất nhiều.

Đến đời tổ Liễu Triệt - vị tổ thứ ba của chùa Thập Tháp, cách nay khoảng 300 năm - ngay ở vùng đồi bên chùa Thập Tháp vẫn còn nhiều thú dữ, hùm cọp, trong đó có con cọp trắng thường luẩn quẩn quanh chùa. Nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông mõ mãi con cọp trắng đó cũng đổi tính, hết hung dữ, trở nên hiền lành, cứ lảng vảng gần chùa hơn mỗi lần nghe kinh cầu. Sau nó chết bên chùa, được thiền sư Liễu Triệt cho chôn và xây mộ kề sau chùa. Mộ nó vẫn còn, mới đây chúng tôi mới cho trùng tu”.

Khởi từ ngôi tổ đình Thập Tháp trên 300 tuổi, những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” của dòng thiền Lâm Tế đã góp vào đáng kể cho sự phát triển và tồn tại của nền võ thuật Bình Định. Những thành quả đã thấy được nhưng điều sâu xa là sự lan tỏa chiều sâu.

“Võ nhà chùa đã góp phần làm sâu thêm tinh thần đạo đức của võ Bình Định” - lão võ sư Trương Văn Vịnh, người từng tham gia truyền dạy võ thuật ở sân võ chùa Long Phước - nhận xét. Tinh thần thượng võ trong nền võ thuật Bình Định có phần góp vào qua thẩm thấu lâu bền từ căn cốt võ thuật của những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” nơi vùng đất này.

HUỲNH VĂN MỸ

-----------------------------------------------------

Ở huyện An Nhơn có một võ sư đang giữ bộ võ thư cổ gần như độc nhất vô nhị. Ông đã truyền được phần nào những tinh hoa võ thuật từ bộ cổ thư này cho các võ sinh, góp phần tạo thêm cái “mới” cho võ Bình Định.

Kỳ tới: Giải mã tàng thư

Các thành viên đã cảm ơn KLy về bài viết này:
vinh hy
Hình đại diện của thành viên
KLy
Năng khiếu
Năng khiếu
 
Bài viết: 160
Ngày tham gia: 07-07-2008, 21:02
Đã cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 1 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi My Lăng » 18-09-2008, 08:19

Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Kỳ 3:
Giải mã tàng thư


TT - Đường vào làng Vĩnh Phú, xã Nhơn Thành (huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) mấy năm nay luôn có người tìm đến ngôi nhà nhỏ của vị lương y tuổi trung niên mới đến nhập làng.

Ai cũng biết lương y ấy nguyên là một sư tăng, một võ sư, nhưng thật hiếm người biết ông hiện giữ bộ võ thư cổ gần như độc nhất vô nhị. Những năm làm sư tăng, ông đã truyền được phần nào những tinh hoa võ thuật từ bộ cổ thư này cho các võ sinh, góp phần tạo thêm cái mới cho võ Bình Định.
Hình ảnh
Ông Đông Hải với bản dịch Tây Sơn danh tướng bí kíp mộ hồn thao do ông biên dịch từ nguyên tác-Ảnh: H.V.Mỹ

“Của thừa tự”

Hoàn tục, không còn dạy võ, nhưng giờ đây ai cũng gọi ông Nguyễn Đông Hải là thầy - thầy đông y, thầy phong thủy, bởi ông đã học thêm những môn này ngay từ thời đang học khoa Đông Nam Á học ĐH KHXH&NV TP.HCM khi thôi làm sư tăng và võ sư ở chùa Long Phước (huyện Tuy Phước). “Theo cách nói nhà Phật, mình được bộ sách quý này là nhờ cái duyên. Nhưng đúng là khổ công lắm mới được thầy trao cho. Và cũng phải khổ nhiều lắm khi có nó: phải nghiền ngẫm để hiểu, để dịch ra đặng đem áp dụng”, lương y Đông Hải nói khi lục lấy ra những tập sách quý.

Xuất gia tu tập từ năm lên 12 tuổi, ngoài Phật pháp, sư tiểu Vạn Thanh - pháp danh của Nguyễn Đông Hải - còn được thiền sư Tịnh Quang ở chùa Lộc Sơn (xã Nhơn Thọ, huyện An Nhơn) truyền cho võ thuật. Thấy đệ tử Vạn Thanh sáng giỏi cả trong việc học kinh sách và võ thuật, thầy đã cho sư đệ chép lại toàn văn bộ võ thư thầy đã có duyên có được trên đường tu học mà thầy biết không mấy ai có được. Có sách quý, lại được thầy chỉ bày tận tụy, sư Vạn Thanh dốc lòng học tập, nghiền ngẫm.

Rồi cái duyên thực hành kịp đến khi ông được sư thầy cho đến chùa Long Phước của thầy Hạnh Hòa để tu tập vừa lúc sân võ chùa Long Phước được phép mở. “Cùng với thầy Hạnh Hòa, mình đem điều học được ở thầy, ở bộ sách cổ của thầy ra truyền dạy cho võ sinh. Mình dịch sách ra để dạy mà cũng là để học, nghiên cứu. Điều làm mình thỏa lòng nhất là đem được điều học được từ bộ sách cổ ra truyền lại cho các bạn trẻ” - ông Đông Hải kể.
Hình ảnh
Những trang biên chép của tổ tiên võ sư Phan Thọ còn lưu lại đã giúp hiểu được ít nhiều về chuyện võ thuật trong gia tộc, trong khu vực -Ảnh: H.V.Mỹ

Thịnh thời của giai đoạn “phục hưng” võ Bình Định - những năm 1982-1990 - sân võ chùa Long Phước thu hút được khá đông võ sinh, từ sơ cấp đến lớp nâng cao. Theo những võ sư từng thụ học tại chùa này, cái chính là nhờ cách dạy, nhờ những chiêu pháp hay, mới của các vị tăng sư.

“Nhưng ít ai biết một phần những điều họ học được là từ trong những trang sách mà không mấy người được biết đến. Cái hay của võ thuật là ở những điều kín đáo, bí ẩn. Điều đáng mừng nhất với mình là những bí kíp trong quyển sách cổ đã đi vào đời sống võ thuật dù chỉ là một ít” - vẫn lời ông Đông Hải.

Mong được giải mã hết

Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp - tên của bộ cổ thư, theo ông Đông Hải cũng như thượng tọa Hạnh Hòa, là bộ sách ghi chép lại phép dùng binh (binh pháp) cũng như các chiêu pháp, đòn thế (võ thuật) của các vị vua, vị tướng nước ta kể từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời Lê Lợi, trong đó có các vị danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão...

“Thật đáng tiếc là quý thầy Tịnh Quang, Hạnh Hòa cũng như mình đều không rõ sư Hư Minh - tác giả của bộ võ thư này - thuộc môn phái nào. Chỉ biết ngài sinh năm 1534 tại miền Bắc, vào Nam tu luyện rồi khởi viết sách này vào năm 1561, đến năm 1590 thì mất” - ông Đông Hải giải thích. Càng đáng tiếc hơn, vẫn theo lời ông Đông Hải, đến nay ông vẫn chưa có điều kiện dịch hết được bộ võ thư mà mình may mắn có được. Theo ông, dịch bộ sách võ cổ này phần nào giống như là việc “giải mã” một thư tịch hiểm hóc vì cách viết về binh thư, võ thuật của người xưa rất cô đọng, phải tốn nhiều thời gian nghiền ngẫm.

Ngoài Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp, thiền sư Tịnh Quang còn truyền lại cho sư tăng Vạn Thanh - tức ông Đông Hải - bộ Tây Sơn danh tướng bí kíp mộ hồn thao. Đây là tác phẩm của ông Nguyễn Trung Như - một tướng Tây Sơn người làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bộ sách ghi lại những chiêu pháp, thao lược đặc biệt của Tây Sơn tam kiệt cũng như của các danh tướng Tây Sơn như Vũ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, đô đốc Lộc, Bùi Thị Xuân... và của cả tác giả Nguyễn Trung Như. Cũng như với bộ Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp, thời còn là sư tăng ở chùa Long Phước, ông Đông Hải đã dịch và đưa vào dạy cho nhiều lớp võ sinh một số chiêu pháp, thao mẫu trong Tây Sơn danh tướng bí kíp mộ hồn thao.

Phần binh thư rất đáng quý, nhưng theo ông Đông Hải và thượng tọa Hạnh Hòa, phần võ thuật của bộ cổ thư này có ý nghĩa rất thiết thực. Đây là những bài bản chứa đựng những chiêu thức võ thuật của các vị võ tướng vốn được rút ra từ tinh hoa võ thuật của dân tộc. “Ngoài các mục binh thư mưu lược, binh thư đồ trận, mục thiết thực với việc học võ thuật của mình là mục binh thư thao lược trong bộ sách này. Nó dạy cho mình các thao mẫu. Tất cả đều có thứ bậc từ thấp lên cao, thao trên triệt tiêu (đoạn) thao dưới.

Như “nguyên sinh thao” - thao thấp nhất - bị phá bởi thao kề trên là “cương sinh thao”, nhưng thao này lại bị phá bởi thao kề trên là “ngạnh sinh thao”, cứ thế thao trên lần lượt phá thao kề dưới, đến thao cao nhất là “tam sinh thao”. Hay như trong bài đại đao của Lý Thường Kiệt cũng vậy, cứ tuần tự cái trên sẽ triệt phá (đoạn) cái dưới kề: Thời đao đoạn kiếm/kiếm đoạn thương thần/trùng binh đoạn pháp/pháp đoạn hùng binh...” - ông Đông Hải sơ lược.

“Cái hay của phần võ thuật trong bộ sách cổ này thì đã thấy. Chỉ một số thao mẫu, những chiêu pháp mới được đưa vào dạy cho võ sinh ở sân võ của chùa nhưng đã thu được những kết quả đáng nói. Nhưng cái hay vẫn còn ở mục binh thư đồ trận. Thầy đã có lần đề nghị với một vị lãnh đạo ở Sở Thể dục thể thao tỉnh thử dàn một trận đồ theo sách để xem cái hay của binh thư này. Nhưng đây là việc làm rất công phu, khổ nhọc nên nói vậy vẫn chưa làm được” - thượng tọa Hạnh Hòa nói.

Với khoảng 300 bài gốc cho những thao mẫu, chiêu pháp về võ thuật trong bộ sách này, theo ông Đông Hải, nếu có điều kiện biên dịch - nghiên cứu để ứng dụng, bộ võ thư cổ này sẽ góp vào như là một giáo trình võ thuật lớn làm phong phú và nổi bật hơn cho nền võ cổ truyền VN nói chung và võ Bình Định nói riêng.

HUỲNH VĂN MỸ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89
_____________________

Võ Bình Định từ lâu đã vang tiếng với những bài quyền độc đáo của các võ phái. Nhưng vang động nhất có lẽ là những đường quyền làm nên huyền thoại cho võ Bình Định.

Kỳ tới: Những đường quyền vang tiếng
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.


Các thành viên đã cảm ơn My Lăng về bài viết này:
vinh hy
My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 996
Ngày tham gia: 30-01-2008, 11:43
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 13 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi My Lăng » 19-09-2008, 08:29

Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Kỳ 4:
Những đường quyền vang tiếng


TT - Võ Bình Định từ lâu đã vang tiếng với những bài quyền độc đáo của các võ phái. Nhưng vang động nhất có lẽ là những đường quyền làm nên “huyền thoại” thời nay của võ sư Phan Thọ ở làng Thủ Thiện Thượng (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn): hai lần đánh thắng hai võ sư taekwondo của quân đội Nam Hàn thời chiến tranh.

Hình ảnh
Lão sư Phan Thọ với chiếc nanh con heo rừng ông đã hạ gục và chiếc vòng kim loại mà một võ sư Hàn Quốc biếu tặng, nhân dịp ông đấu thắng và dạy cho ông ta một số chiêu pháp võ Bình Định đầu năm 1999 - Ảnh: H.V.Mỹ

Huyền thoại sống

Nghe tiếng người Bình Định giỏi võ cổ truyền, giữa năm 1969, trung úy võ sư Lee ở lữ đoàn Bạch Hổ trấn đóng trong vùng đã đề nghị được giao đấu với các võ sĩ địa phương. “Nói thật, tui dám ký vào sinh tử trạng - bản cam đoan thi đấu, sống nhờ chết chịu - cũng là bởi tui tin ở đường quyền tuyệt chiêu của võ phái An Vinh đất Tây Sơn mình. Nhiều người đã cản, khuyên tui đừng liều mà chết dại” - lão sư Thọ kể, lục hòm lấy ra cuốn tự truyện có ghi lại chuyện này.

Cả một đám đông chứng kiến trận đấu tại Trung tâm huấn luyện quân sự Phú Tài ai cũng toát mồ hôi vì những căng thẳng trên võ đài. Và rồi trước sự kinh ngạc của đối thủ và đám đông, người võ sư nặng chỉ 55kg đã thắng võ sư Lee to con lớn xác gấp rưỡi bằng những đường quyền điêu luyện. “Lee tấn công tui bằng những cú đá mạnh, liên hoàn, hiểm hóc nhằm hạ gục tui sớm. Tui chỉ thủ thế tránh né, theo dõi cước pháp của anh ta để tìm điểm yếu đặng ra đòn phản công. Huề ở hiệp 1, đến hiệp 2 nhân lúc Lee sơ hở khi tung cước đá liên hoàn, tui tấn sát tới theo bí quyết “tấn đả tam chiêu” (đánh tới ba cú liên tục) rồi theo thế “yến tử khuynh thân” (yến nhỏ nghiêng mình). Trúng đòn bất ngờ Lee ngã lăn ra sàn bất tỉnh một hồi lâu” - lão sư Thọ kể lại.

Không chịu được “mối hận” của phe mình, tháng 3-1970, võ sư thiếu tá Kim với ngũ đẳng huyền đai taekwondo lại đề nghị tổ chức thi đấu với các võ sư Bình Định tại TP Pleiku. Dù đã 45 tuổi, xác vóc nhỏ hơn nhiều so với đối thủ, võ sư Thọ vẫn tự tin lên đài trước hàng ngàn đôi mắt theo dõi với sự hồi hộp cực độ của cả hai phía. “Cũng như hồi đấu với Lee, ở hiệp đầu tui luôn tìm cách né đòn. Vậy mà có mấy lần tui bị trúng đòn, hổ khẩu bị tê cứng. Qua hiệp 2, Kim ra đòn quyết liệt để thắng tui cho rồi, nhưng đường quyền nhanh như chớp của võ Bình Định lúc nào cũng nhắm kẽ hở của đối thủ để ra đòn. Bởi vậy khi thấy chỗ hở của Kim, tui ra ngay đòn “độc xà thám nguyệt” (rắn độc dò ngắm trăng) làm Kim bổ nhào” - lão sư Thọ kể lại.

Tiếng tăm võ Bình Định có lẽ phần nào được các võ sư Lee và Kim truyền kể với các môn đệ của họ. Đầu năm 1999, với sự cho phép của Sở Thể dục thể thao tỉnh Bình Định, hai võ sĩ Hàn Quốc đã đến nhà võ sư Thọ xin học một số chiêu pháp. Có vẻ coi thường vị võ sư trông già yếu, lại tự mãn với xác vóc và công phu của mình, một trong hai võ sĩ đã xin được đấu thử với chính người dạy mình. Nhưng lần này lão sư Thọ đã đánh gục đối thủ từ những chiêu đầu. “Nó cúi đầu xin lỗi, rồi lấy tặng tui chiếc vòng mạ kim loại vàng. Tui đã dạy nó gần hai tuần” - lão sư Thọ nhắc lại “võ công” mới nhất của mình.

Vật kỷ niệm đầu tiên trong cuộc đời võ thuật của võ sư Thọ là chiếc răng nanh dài hơn một tấc của con heo một - heo rừng đực, luôn đi một mình - hung dữ mà ông đã hạ gục năm 1960 khi nó xuống phá ruộng mía của dân làng. “Con heo đó to khỏe quá chừng, tui quần với nó gần ba giờ liền. Không nhờ đường quyền bảo bối thì tui đã bị nó lấy mạng mất rồi. Nhưng hạ được nó tui phải nghỉ mấy ngày mới lại sức” - lão sư Thọ kể.

Những âm vang

Lão võ sư Trương Văn Cẩn, 95 tuổi - cha của lão võ sư Trương Văn Vịnh (70 tuổi) ở làng Kỳ Sơn (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) - vẫn còn nhớ thời vang động của đường quyền võ phái miệt hạ nguồn của mình. Thời Pháp thuộc, dòng họ Trương nhà ông có hai võ sư nổi tiếng là Trương Hoàn và Trương Xuân Ba. Còn ở làng kề bên có võ sư Hà Trọng Sơn. Võ sư Sơn có biệt danh “Hùm xám miền Trung” bởi quyền pháp vô địch qua các lần thi đấu.

“Vậy mà “Hùm xám” Sơn lại đấu thua ông Trương Xuân Ba. Nhưng thua là thua tại cuộc thi thử sức ở làng, bởi hai ông không muốn người cùng võ phái lại lên đấu đài. Đường quyền nổi danh của ông Ba đã giành được “Cúp đồng đen” danh giá bậc nhất của cuộc thi võ toàn cõi Đông Dương thời ấy” - lão sư Cẩn kể. Niềm vinh dự về đường quyền tuyệt chiêu của võ phái này vẫn được duy trì đến nay : lão sư Trương Văn Vịnh được phong tặng danh vị Đại danh sư tại Đại lễ quán khí đạo châu Âu lần 4 ở Ý và Romania tháng 10-2007 qua hai bài biểu diễn quyền và côn.

Sự vọng vang của những đường quyền “bửu bối” võ Bình Định nhiều khi có sự chu chuyển khá hấp dẫn. Lão sư Lâm Ngọc Phú ở làng An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn) kể ông nội ông là môn đệ chính truyền của võ sư Hoa kiều Diệp Trường Phát - quen gọi là thầy Tàu Sáu, võ sư lừng danh một thời của Bình Định. Đường quyền có trong câu ca “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái” của võ sư Tàu Sáu đã được võ sư Phú kế thừa. “Những giải thưởng cao mà tui cùng học trò nhận được ở các cuộc tranh tài chính là nhờ quyền thuật. Điều làm người Bình Định sướng lòng là những đường quyền nổi tiếng của võ Bình Định được người các nơi, cả ở nước ngoài, thán phục” - lão sư Phú nói. Và điều làm lão sư Phú cảm động là mới đây, hậu duệ của cố võ sư Tàu Sáu là nữ võ sư Diệp Lệ Bích - chưởng môn phái Bình Thái Đạo ở nước ngoài - trong dịp Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 đã về thăm võ đường của ông cũng như nhờ ông luyện côn, quyền An Thái cho một võ sư môn đệ của mình. “Mình vừa trả đạo cho thầy Tàu Sáu, lại thấy được tiếng vang quyền pháp của mình đặng giữ gìn tốt hơn” - lão sư Phú nói.

HUỲNH VĂN MỸ


Võ sư Trương Văn Vịnh biểu diễn côn quyền ở Bucarest (Romania) trong Đại lễ quán khí đạo châu Âu lần 4 (10-2007), tại đây ông được tôn vinh là đại danh sư - Ảnh tư liệuHình ảnh

Theo các lão võ sư Bình Định, một trong những quyền thuật độc đáo của Tây Sơn tam kiệt được truyền đến nay là “hùng kê quyền” của Nguyễn Lữ. Được rút ra từ các đòn thế của đôi gà chọi nhau, hùng kê quyền nặng về quan sát đối thủ để né tránh rồi tung đòn kịp lúc vào đối phương. Với các đòn thế “yến tử khuynh thân” - yến nhỏ nghiêng mình,“hải để tầm châu” - tìm ngọc đáy biển, người dùng hùng kê quyền biết nghiêng hay hạ thấp thân người để kịp né đòn rồi lựa lúc tấn đánh từ dưới lên, thường vào chỗ hiểm yếu của đối thủ để chiến thắng.

Còn đại danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu (chồng của đại đô đốc Bùi Thị Xuân) có “tứ hải quyền” có thể “đánh cọp giữa rừng xanh” nhờ xông xáo được cả bốn phía tiền-hậu, tả-hữu. Với đòn thế “độc xà thám nguyệt” - rắn độc dò ngắm trăng, được tung chớp nhoáng ngay trong lúc vừa ngước dò xét đối thủ, quyền thuật này làm đối thủ không kịp trở tay khi bị điểm vào chỗ hiểm - thường ở vùng hạ bộ.

-----------------

Vậy mà những đường quyền, những bài bản, chiêu pháp đậm dấu ấn lẫy lừng của người xưa nơi mấy vị võ sư già đếm không đủ đầu một bàn tay này vẫn chưa được ai tiếp nhận hết. “Cái vốn” võ Bình Định đã không được truyền lại hết.

Kỳ tới: Băn khoăn vốn cũ hụt dần
----------------------------------------------------------------------------
"...hậu duệ của cố võ sư Tàu Sáu là nữ võ sư Diệp Lệ Bích - chưởng môn phái Bình Thái Đạo ở nước ngoài " :Nữ Võ sư cũng chính là thành viên Diệp Lệ Bích có nhiều bài viết trong chuyên mục này . Mời các bạn xem thêm .
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.

My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 996
Ngày tham gia: 30-01-2008, 11:43
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 13 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi My Lăng » 20-09-2008, 08:56

Võ Bình Định - gìn giữ của báu
(Kỳ 5):
Băn khoăn vốn cũ hụt dần


TT - Võ Bình Định vẫn còn được lớp trẻ theo học, những tấm huy chương vẫn được người Bình Định mang về qua những cuộc tranh giải võ cổ truyền..., nhưng sau mặt nổi ấy là nhiều trăn trở trước sự hụt dần của những công lực sâu dày cũng như những tinh hoa, tuyệt kỹ của những chiêu pháp, đòn thế của võ Bình Định ngày nào, những lớp võ sư vẫn tự thân bươn chải với bao khó khăn thiếu thốn để duy trì sân võ của họ...

Hình ảnh
Sân võ của lão sư Trương Văn Vịnh là khoảng sân chật hẹp trước nhà - Ảnh: H.V.Mỹ
Mai một nguồn vốn

“Lớp tui hồi trước trui rèn dữ lắm. Đã mở lò dạy võ cho người ta rồi mà mình vẫn còn chí thú học tập thêm nữa. Hễ nghe thầy nào giỏi là tìm đến xin học thêm. Mà phải cung kính nài nỉ lắm mới được thầy nhận dạy thêm cho” - lão võ sư Phan Thọ, một kiện tướng về quyền thuật ở làng Thủ Thiện Thượng (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn), nói.

Còn bây giờ, theo lão sư Thọ, thật khó giữ được cái vốn xưa, nghĩa là cái cao sâu, tinh túy của võ Bình Định xưa. Võ thuật ngoài việc khổ luyện lâu dài còn phải được thụ giáo với những bậc thầy danh tiếng mới có được những bài bản, những chiêu pháp cao thâm, tinh diệu. Vậy mà... “Cứ nhìn các con trai tui thì thấy. Tuy chúng nó đã là võ sư nhưng thực ra tui đâu đã truyền dạy hết những cái mình có. Nhiều võ sư thời nay ít chịu khó học tập nâng cao vì bận bịu làm ăn, vì cho rằng mình học đã đủ, đã là võ sư thì không cần phải học thêm nữa”, lão võ sư Thọ nhận xét.
Hình ảnh
Bàn thờ tổ của các võ phái Bình Định được đặt tại nhà riêng của các võ sư chưởng môn. Trong ảnh: lão võ sư Hồ Sừng và con là võ sư Hồ Văn Bé bên bàn thờ tổ võ phái Thuận Truyền - Ảnh: H.V.Mỹ

Lão võ sư Lâm Ngọc Phú ở làng An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn) cho rằng vẫn còn một khoảng cách đáng lo về năng lực giữa hai thế hệ võ sư già - trẻ. Võ Bình Định xưa nay được truyền thừa rộng rãi, trẻ già trai gái ai cũng có thể học được. Với các gia đình có truyền thống thượng võ đã có sự truyền thừa liên tục hơn nên có nhiều thế hệ trong nhà cùng là võ sư.

“Tui đã già rồi, muốn đem hết cái mình có truyền lại cho võ sinh, không kể con cháu của mình hay người ngoài. Nhưng thật buồn, mình muốn truyền hết vẫn chưa có người nhận, bao năm nay tui chưa thấy một ai đến xin học nâng cao”, lão võ sư Phú kể. Cũng như nhiều lão võ sư khác, ông cho rằng lớp võ sư trẻ chỉ mới đạt 60-70% năng lực so với lớp võ sư già - những người hiện giữ vốn võ cổ truyền Bình Định.

Những đường quyền, những bài bản, chiêu pháp đậm dấu ấn võ Bình Định xưa của mấy vị võ sư già vẫn chưa được ai tiếp nhận trọn vẹn. Rõ ràng cái vốn võ Bình Định đã không được truyền lại hết. “Những võ sư danh tiếng đều đã cao tuổi. Võ Bình Định mai một nguồn vốn. Lo lắm nhưng chưa biết phải làm sao đây” - ông Nguyễn Minh Hùng, phó tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật tỉnh Bình Định, bày tỏ.

Vì truyền thống xứ sở

“Chẳng qua cũng vì mình yêu võ thuật, vì truyền thống xứ sở, gia đình nên mới giữ được cái sân võ đến nay. Dạy được cho lớp trẻ là mình đã cố lắm rồi”, võ sư Hồ Văn Bé ở làng Hòa Mỹ (xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn), bày tỏ. Theo võ sư Bé, hầu hết võ sinh đều là người trong làng, học phí rất khiêm tốn, vậy mà nhiều khi ông phải giảm cho các em quá khó khăn. “Cả tỉnh chỉ còn lại bốn võ sư già như tui, tất cả đều còn đứng dạy tại sân nhà, vài ba năm lại đây mới được hỗ trợ mỗi tháng trăm rưỡi ngàn đồng”, lão võ sư Phan Thọ cho biết.

"Tui đã già rồi, muốn đem hết cái mình có truyền lại cho võ sinh, không kể con cháu của mình hay người ngoài. Nhưng thật buồn, mình muốn truyền hết vẫn chưa có người nhận ".

Cũng là ao ước của nhiều người một đời theo nghề võ: bộ sách võ Bình Định. Sẽ rất khó cho việc hình thành bộ sách này nếu thiếu sự góp sức của bốn vị lão võ sư của Bình Định mà ai cũng biết. Và cũng sẽ là một hối tiếc khi họ không thể góp sức vào được nữa ở một ngày không xa. “Tui nghĩ không đến nỗi tốn kém quá nhiều để làm việc này, chỉ cần có quyết tâm là làm được thôi. Cứ lần lữa mãi thì nguy quá, các lão võ sư đều đã cao tuổi rồi. Như võ sư Phan Thọ đã 85 tuổi”, võ sư Phan Thanh Sơn ở Bình Nghi (huyện Tây Sơn) nói.

Thêm một nỗi băn khoăn: ngôi tổ đường hoặc tự đường võ Bình Định vẫn còn là mơ ước. Hai lần liên hoan quốc tế võ cổ truyền VN 2006 và 2008 đều được tổ chức tại Bình Định. Khách trong nước và đặc biệt là khách nước ngoài tập trung về Bình Định rất đông. Nhiều võ sư ở Bình Định cho rằng đó là vinh dự cho người Bình Định và võ Bình Định, nhưng giá mà có một tổ đường hay là nơi thờ tự chung các vị võ sư Bình Định để khách trong nước và khách nước ngoài có chỗ đến tham quan, chiêm ngưỡng những gì làm nên bề dày võ thuật của vùng đất được gọi là đất võ này.

Cùng khắc khoải với những lão võ sư hiện là những chưởng môn phái võ Bình Định: nơi thờ tự những bậc tiền bối đã khai sáng môn phái. Không có nhà thờ riêng, những vị chưởng môn này đều dành một phần nhà ở của mình làm nơi thờ tự, bởi vậy không gian dành cho sự thờ vọng đều rất chật hẹp.

“Khách trong nước cũng như khách nước ngoài thường hay đến thăm chỗ tổ đường môn phái chúng tôi. Nhà cửa chật chội thì không ngại, nhưng chúng tôi chỉ ngại khi thấy chỗ thờ tự môn phái của mình quá chật chội, nghèo nàn. Giá mà chúng tôi có điều kiện để nơi thờ tự được trang trọng hơn một chút”, lời lão võ sư Trương Văn Vịnh ở xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) cũng là của các lão võ chưởng môn ở Bình Định.

Đó là chưa nói chỗ tập luyện của các sân võ đều là những sân ngoài trời, đâu có nổi một mái che.

HUỲNH VĂN MỸ

__________________

Mồ hôi nhễ nhại, vị võ sư vẫn tươi nét mặt nhìn đám học trò cũng đẫm mồ hôi: “Thấy sắp nhỏ chăm học mình mừng lắm. Mình thường nói với các em rằng trò nào đổ mồ hôi nhiều là trò đó thương thầy, có hiếu nghĩa với thầy đó”.

Kỳ cuối: Mong ước quốc võ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.

My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 996
Ngày tham gia: 30-01-2008, 11:43
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 13 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi My Lăng » 21-09-2008, 10:34

Võ Bình Định - gìn giữ của báu
Kỳ cuối : Mong một nền quốc võ


TT - Những vị võ sư thời gian qua chịu thương chịu khó để sân võ của quê nhà, của dòng tộc mình có được võ sinh đã giúp nền võ Bình Định giữ liền nhịp sống. Trong ngôi nhà chật vẫn còn thiếu nhiều tiện nghi ở làng Hòa Mỹ (xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn), võ sư trẻ Hồ Văn Bé gần như luôn bận bịu với công việc võ thuật.
Hình ảnh
Các vận động viên nước ngoài tại Liên hoan quốc tế võ cổ truyền VN đầu tháng 8-2008 tổ chức ở Bình Định - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

“Hết dạy cho các em tại sân võ tui lại lo việc hội thi, dạy bồi dưỡng, chọn lựa võ sinh giới thiệu cho trường võ thuật tỉnh. Ngó vậy chứ việc dạy võ bận bịu, vất vả lắm”, võ sư Bé nói.

Những nỗ lực không dừng

Nhận đảm đương lớp năng khiếu võ thuật vệ tinh cho Trường Năng khiếu thể dục thể thao của tỉnh Bình Định (với mức lương 450.000đ/tháng), võ sư Bé càng tất bật hơn khi còn có lớp võ sinh phổ thông. “Không vì truyền thống võ thuật của quê nhà, của dòng tộc thì tui cũng như các võ sư ở Bình Định đã không mở lớp, nói gì đến đứng dạy các em suốt mấy chục năm nay”, võ sư Bé tâm sự.

Hết lòng cho truyền thống võ thuật quê nhà, song hầu hết võ sư ở đất võ Bình Định ai cũng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. “Lớp võ sư già như tui có người đã dạy ở sân võ suốt 50 năm, vậy mà không thấy ai thong dong, sung túc. Thầy võ ở đất này, lớp già cũng như trẻ, cũng giống thầy đồ nho hồi trước, đồng tiền hạt gạo của trò chỉ đủ cho mình sống đạm bạc.

Vậy mà vì truyền thống võ thuật của quê hương, của dòng tộc cũng như vì võ đạo, dù thiếu khó nhưng không ông thầy võ nào ở đây than vãn mà chỉ cố dạy đến cùng thôi” - lão sư Phan Thọ ở làng Thủ Thiện Thượng (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn), người đã 85 tuổi vẫn còn dạy ngày dạy đêm cho lớp trẻ, tâm sự. Ông kể cũng như vài ba lão võ sư còn lại trong tỉnh, nếu ngành chức năng không giúp khoản tiền để “trang trí” lại nhà cửa đón các võ đoàn nước ngoài đến thăm nhân dịp Festival Tây Sơn - Bình Định vừa rồi, nhà cửa của họ sẽ còn rất nhếch nhác.

Những võ sư ở Bình Định phụng sự võ thuật như là giữ gìn một di sản quý của quê hương, dòng tộc, dù cuộc sống của họ có đạm bạc, khó khăn. Chính sự tỏa sáng của truyền thống võ thuật quê nhà, của tinh thần võ đạo từ đức độ của các võ sư đã lôi cuốn một số lớp trẻ đến với các sân võ trước sự thu hút mạnh mẽ của những trò vui hiện đại.

“Tụi em tự thấy mình có lễ phép hơn khi vào học võ. Còn đạo đức thì khỏi phải nói, sư phụ dạy khoản này kỹ lắm, nghiêm lắm”, sinh viên Lê Văn Thắng ở lớp học với lão võ sư Lâm Ngọc Phú làng An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn), nói.
Võ thuật từ xa xưa đã chú trọng đến chữ tâm, phần cốt lõi của võ đức, điều quan trọng không kém so với những đòn thế, những chiêu pháp. Đây lại là điều quan trọng với các võ sư ở đất võ Bình Định thời nay để họ càng dốc lòng thêm cho võ thuật.

Võ thuật học đường

Hình ảnh
Các cặp võ sĩ Bình Định trong tiết mục đấu biểu diễn tại Liên hoan quốc tế võ cổ truyền VN đầu tháng 8-2008 - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Nghĩa khí, uy linh của Tây Sơn tam kiệt - đỉnh cao của võ thuật Bình Định - như một nguồn lực cho người Bình Định giữ lấy tinh thần thượng võ. Và như một phản ứng tự nhiên của các vị võ sư ở Bình Định - những người thu nhận và truyền lại cái tinh thần ấy cho lớp trẻ, họ như bức xúc nhiều hơn trước những sai phạm của những người lợi dụng vũ lực, nhất là của lớp trẻ, trong đó có học sinh.

Lão sư Phan Thọ nói: “Tui đọc báo, nghe đài nói về sự sa sút đạo đức ở một số trẻ hiện nay, trong đó có các em học sinh, thấy buồn lắm. Rồi thấy các vụ án hình sự phần nhiều là có dùng vũ lực, có vụ là tội ác nghiêm trọng, xảy ra ngày một nhiều. Bởi vậy các võ sư quyết chú trọng nhiều hơn đến khâu đạo đức trong võ thuật. Cũng may ở Bình Định mình có nhiều sân võ, nên cái điều mình kỳ vọng cũng dễ có kết quả cho xã hội”. Lời của ông Thọ cũng là tấm lòng của hầu hết võ sư ở Bình Định hiện nay.

Xã hội ngày càng phát triển, các võ sư cho rằng có thể hạn chế, ngăn trừ việc sử dụng vũ lực sai trái bằng tăng cường giáo dục về đạo đức. “Từ việc rất hiếm người đã học qua võ thuật phạm pháp, tui nghĩ võ thuật là cách giáo dưỡng tinh thần đạo đức có hiệu quả hơn. Bởi vậy những võ sư như tui mong sao nhà trường có chương trình dạy võ cho các em”, võ sư Phan Thanh Sơn nói.

Từ việc kiểm chứng các thế hệ võ sinh của mình luôn giữ đạo đức, không ai phạm pháp, võ sư Trương Văn Vịnh ở Kỳ Sơn (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) mong lớp trẻ được học qua võ thuật, không ở các sân võ thì ở nhà trường. Chuyện về việc trọng đức trong võ thuật được các lão võ sư Bình Định kể: Ngày trước ai vào học võ cũng phải làm lễ nhập môn bằng một con gà trống lớn.

Được nuôi từ nhỏ với sự chăm sóc đặc biệt của chính người muốn bái sư học võ, con gà cúng tổ này chính là “bộ hình” phản ảnh toàn hình tướng của võ sinh (qua những chỉ dấu thể hiện trên con gà luộc khi đặt trên mâm lễ). Xem gà rồi xem tướng mạo, nhất là tư thế nằm ngủ của võ sinh, vị võ sư sẽ biết nên truyền dạy võ thuật cho võ sinh này đến mức độ nào. Ngoài ra, người dạy võ còn theo dõi tính cách của võ sinh ở sân võ để biết nên truyền dạy đến đâu. Cách cuối cùng này đến nay vẫn được các võ sư duy trì, bởi vậy một số võ sinh đã “được” thầy từ chối dạy thêm bằng nhiều cách để tránh điều “thêm cánh cho hổ” nhằm tránh gây hại cho xã hội.

Điều kỳ vọng của những vị võ sư Bình Định nặng lòng “phù thế giáo” bao lâu nay cũng là ước mong của những người trong ngành chức năng ở địa phương này. Phó tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật tỉnh Bình Định Nguyễn Minh Hùng cho biết một trong những mong mỏi tha thiết của ngành thể dục thể thao Bình Định là làm sao đưa việc giảng dạy, luyện tập võ Bình Định vào chương trình chính khóa ở các cấp học phổ thông tại địa phương.

Thêm một ước mong nữa, cũng theo ông Hùng, võ cổ truyền Việt Nam - trong đó có võ Bình Định - là một phần quan trọng, trở thành quốc võ. “Từ việc tỉnh Bình Định tổ chức hai lần Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam 2006, 2008 rất thành công, chúng tôi ước mong việc xác lập một nền quốc võ Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực.

Và việc đưa võ thuật cổ truyền vào chương trình chính khóa ở các trường học tại Bình Định như một thực nghiệm bước đầu cũng là cách góp vào việc xây nền quốc võ, bởi di sản văn hóa này còn khá sống động ở Bình Định”, ông Hùng bày tỏ.

HUỲNH VĂN MỸ

>> Kỳ 1: Giữ chiêu pháp đặc thù
>> Kỳ 2: Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”
>> Kỳ 3: Giải mã tàng thư
>> Kỳ 4: Những đường quyền vang tiếng
>> Kỳ 5: Băn khoăn vốn cũ hụt dần
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.

My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 996
Ngày tham gia: 30-01-2008, 11:43
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 13 lần
Blog: Xem blog (0)

Vang danh những làng võ ven sông

Gửi bàibởi Quy Ninh » 26-11-2008, 10:52

Vang danh những làng võ ven sông

16:38', 24/11/ 2008 (GMT+7)

]Không biết ngẫu nhiên hay sự sắp đặt của lịch sử mà những làng võ nổi tiếng nhất của Bình Định đều nằm gần xa hai bờ sông Côn. Đi dọc theo sông Côn đến các làng võ Thuận Truyền, An Vinh, An Thái… để tìm hiểu về những đường roi, đường quyền vang bóng một thời; rồi những thực hư quanh cuốn binh thư “tuyệt đỉnh bí kiếp”…

Hình ảnh
Năm 83 tuổi, võ sư Hồ Nhu vẫn còn biểu diễn được những đường roi đầy uy lực.

Về làng “roi Thuận Truyền”

Trải qua nhiều con đường đất ngoằn ngoèo ở thôn Hoà Mĩ, xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn), chúng tôi mới tìm được ngôi nhà xưa của võ sư Hồ Nhu (thường gọi là Hồ Ngạnh), sư tổ của đường roi Thuận Truyền. Hiện đang sinh sống tại đây là võ sư Hồ Sừng, người cháu nội được võ sư Hồ Nhu hết mực yêu thương và truyền dạy võ công. Võ sư Hồ Sừng đã 70 tuổi, đôi mắt ông sáng lên khi kể về ông nội Hồ Nhu. Theo các nhà nghiên cứu thì song thân võ sư Hồ Nhu là ông Hồ Đức Phổ (Đốc Năm) và bà Lê Thị Quỳnh Hà đều là những võ nhân cao thủ. Nhưng thật thú vị khi võ sư Hồ Sừng cho biết, ông Hồ Đức Phổ ra kinh thành Huế dự thi văn thì gặp bà Quỳnh Hà (người Huế) dự thi võ. “Trái ngược” như vậy nhưng mối lương duyên đã khiến họ gặp gỡ và gắn kết cuộc đời với nhau. Khi về quê chồng, bà Quỳnh Hà đã đem theo những tuyệt chiêu võ học của dòng họ mình. Điều đặc biệt là bà Quỳnh Hà không vội vàng truyền dạy võ công cho con trai, mà cho con đi thọ giáo nhiều cao thủ trong vùng. Sau đó, bà xem con đánh rồi chỉ ra những điểm mạnh, yếu trong các chiêu thức và uốn nắn, xây dựng cho con lối đánh hiệu quả nhất. Đặc biệt, theo võ sư Hồ Sừng, tuyệt kĩ roi “đánh nghịch” độc đáo và cực kì lợi hại của Hồ Nhu không phải học từ một vị cao thủ nào, mà chính là được bà Quỳnh Hà truyền dạy. Võ sư Hồ Sừng kể: “Bà cố nội đã tập cho ông nội tôi cách sử dụng roi đánh nghịch, ngược với cách đánh thuận thông thường, trên cơ sở sử dụng các tuyệt kĩ roi của nhiều môn phái khác nhau. Nhờ khổ luyện, ông nội tôi đã có thể đánh nghịch cũng thuần thục như đánh thuận. Sau này khi phải giao chiến với các cao thủ, ông nội tôi nhờ có ngọn roi đánh nghịch bất ngờ và hiểm mới có thể giành chiến thắng…”.

Hình ảnh
Được ông nội truyền dạy, võ sư Hồ Sừng đã gìn giữ được những đường roi Thuận Truyền danh tiếng.

Lò võ của võ sư Hồ Sừng mở tại ngôi nhà từ đường cũng là lò võ duy nhất ở Thuận Truyền từ sau ngày giải phóng đến nay. Hằng năm, đều có hàng trăm môn sinh trong và ngoài tỉnh đến học. Nhờ liên tiếp đào tạo được các võ sĩ đạt thành tích cao, nên lò võ Hồ gia trở thành vệ tinh cung cấp rất nhiều vận động viên cho Đội tuyển Võ cổ truyền Bình Định. Những năm gần đây, do tuổi đã cao, nên võ sư Hồ Sừng đã giao lại cho các con trai ông truyền dạy võ.

Đến thắp nhang cho võ sư Hồ Nhu, chúng tôi xúc động khi thấy trên bàn thờ tổ đặt hai lễ vật cực kỳ ý nghĩa, là hai chiếc cúp vàng Câu lạc bộ xuất sắc nhất đạt được trong Giải Vô địch Võ cổ truyền các CLB tỉnh Bình Định năm 2006, 2007. Còn tại giải năm nay, CLB võ thuật Hồ Bé (con trai của võ sư Hồ Sừng) cũng đã đoạt giải Nhì cấp CLB.

Hình ảnh
Bàn thờ sư tổ Hồ Ngạnh có được hai lễ vật ý nghĩa là hai chiếc cúp vàng.

Sông Côn “nối” hai dòng quyền

Rời làng Thuận Truyền, đi ngược về phía Nam gần chục cây số nữa là đến làng võ An Vinh, nằm trải dài theo bờ bắc sông Côn. Theo con đường ven sông rợp mát bóng tre, chúng tôi tìm đến nhà võ sư Trần Dần, cũng là lò võ nổi tiếng nhất ở An Vinh. Thầy của võ sư Trần Dần là Hương kiểm Mỹ, vốn là đệ tử ruột của Hương mục Ngạc, người sáng lập ra quyền An Vinh.

Trong câu chuyện kể của võ sư Trần Dần (70 tuổi) về làng võ An Vinh luôn lấp lánh niềm tự hào về một thưở vàng son với “Roi Thuận Truyền quyền An Vinh”. Những năm đó, vào mùa hè, nước sông Côn cạn, bãi cát rộng ven sông luôn có đông đảo người dân An Vinh ra luyện võ. Võ sư Hương kiểm Mỹ thường lựa lúc trời nắng nhất, ra nằm hàng giờ trên cát để luyện công. Võ sư Trần Dần ấn tượng mãi hồi kháng chiến chống Pháp, ông đã được chứng kiến trai tráng trong làng phục kích tên huyện trưởng, dùng tài võ nghệ đánh tan tác bọn lính bảo vệ, rồi bắt trói hắn bỏ lên thuyền xuôi sông Côn về Quy Nhơn giao nạp cho cách mạng. “Kĩ thuật chiến đấu của quyền An Vinh là như thế nào?”- chúng tôi vừa dứt câu hỏi, võ sư Trần Dần như chớp đã tung vào khoảng không trước mặt những đòn tay xé gió. Rồi ông cho biết: “Lúc dạy võ, sư phụ Hương kiểm Mỹ đã hỏi tôi: “Cọp có mang được gậy được dao không mà bắt được mồi?”. Tôi mới ngộ ra. Cọp bắt được mồi đâu chỉ nhờ bộ móng sắc, mà còn nhờ động tác vồ nhanh, mạnh. Nguyên lí chiến đấu của quyền An Vinh cũng vậy, đòn thế đánh ra phải nhanh, mạnh và dồn dập để chiếm thế thượng phong trước đối thủ”.

Hình ảnh
Võ sư Trần Dần đang dạy cậu học trò người Gia Lai một đòn thế quyền An Vinh.

“Vậy còn đường quyền An Vinh khác đường quyền An Thái ở chỗ nào?”- chúng tôi hỏi tiếp. “Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy là quyền An Vinh là đánh đòn dài (tung hết cánh tay), còn quyền An Thái thường sử dụng đòn ngắn (một phần cánh tay) của quyền Tàu nên dễ gây thương tích nặng cho đối thủ hơn”- võ sư Trần Dần giảng giải.

Từ làng An Vinh nhìn sang kia sông là làng An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn). Tại đây, giờ chẳng thể lần ra chút di tích nào nơi thầy giáo Hiến quyết định ở lại lập nghiệp trên đất An Thái. Chỉ biết, khi ấy, ông chọn một gò cao nhìn xuống dòng sông Côn uốn khúc, rồi lập trường luyện võ, dạy văn. Ba anh em nhà Tây Sơn xuôi dòng sông Côn đến xin nhập học và được ông thâu nhận. Có cơ duyên là nơi hội tụ, An Thái đã hun đúc tinh hoa võ nghệ nhiều phái võ. Trong đó, nổi bật nhất là sự xuất hiện của phái quyền Tàu do ông Diệp Trường Phát (Tàu Sáu) khai mở vào đầu thế kỉ XX. Chúng tôi lần tìm được ngôi nhà cũ của cụ Tàu Sáu, giờ đây không có người ở, chỉ còn bộ khung mang theo dấu ấn một thời. Anh Tạ Văn Trúc, cháu rể của cụ Tàu Sáu, nói: "Vào ngày 18 tháng Giêng, giỗ tổ, con cháu, học trò mới hội về đông". Thật đáng tiếc khi truyền thống võ học của dòng họ Diệp nay ở An Thái chẳng còn mấy ai kế nghiệp. Trên đất An Thái nay cũng chỉ còn duy nhất võ đường Bình Sơn của võ sư Lâm Ngọc Phú, truyền dạy võ thuật kết hợp từ hai nguồn võ của dòng họ ông và võ Tàu của cụ Tàu Sáu. Võ sư Phú tâm sự: “Lớp trẻ trong vùng giờ đây cũng không còn mặn mà lắm với việc học võ, có học cũng chỉ là trong vài tháng hè để rèn luyện sức khoẻ. Thỉnh thoảng, cũng có người phương xa đến xin học, tôi đều thu nhận và chỉ dạy tận tình, với mong gìn giữ và quảng bá võ cổ truyền Bình Định…”.

Hình ảnh
Thầy Thích Hạnh Hoà đang hướng dẫn đệ tử tập võ tại sân chùa Long Phước.

Đi tìm “tuyệt đỉnh bí kiếp”

Tiếp tục đi về khu vực hạ nguồn sông Côn, chúng tôi tìm đến chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước), nơi được tôn vinh là “Thiếu lâm tự” của Bình Định và đang giữ cuốn “tuyệt đỉnh bí kiếp” được đồn thổi lâu nay. Ngôi chùa có tuổi đời trên dưới 200 năm này nay đã mang ít nhiều dáng vẻ hiện đại. Nét cổ kính chỉ còn lưu lại trên hai ngôi tháp cổ rêu phong nằm hai bên chánh điện. Thầy Thích Hạnh Hoà, chủ trì chùa Long Phước cho biết: CLB võ thuật Chùa Long Phước ra đời từ năm 1987, ban đầu chỉ có ông và đệ tử Vạn Thanh đứng ra huấn luyện. “Cơ duyên” là ở chỗ Vạn Thanh khi còn tu ở chùa Lộc Sơn (xã Nhơn Thọ), đã được Chủ trì Tịnh Quang trao lại bản chép tay cuốn “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp”. Đây là cuốn cổ thư tương truyền là do sư Hư Minh viết cách đây gần năm thế kỉ, ghi chép lại binh pháp, chiêu pháp, đòn thế võ thuật của các vị vua, vị danh tướng nước ta thời Đinh, Lê, Lý, Trần... Ngoài ra, nằm trong bộ cổ thư còn có phần tư liệu mang tên “Tây Sơn liệt tướng” của ông Nguyễn Trung Như (tướng thời Tây Sơn), đã ghi lại những chiêu pháp, thao lược đặc biệt của Tây Sơn tam kiệt cũng như của các danh tướng Tây Sơn khác.

Chủ trì Thích Hạnh Hoà cho biết: “Một buổi sáng nọ, Vạn Thanh đã đem đến cho tôi một cuốn sách ố sờn. Đọc lướt vài dòng tôi biết ngay sách quý, liền bàn với Vạn Thanh cùng nghiên cứu dịch một số chiêu pháp, thao mẫu trong cuốn binh thư để đưa vào giảng dạy cho các lớp võ sinh của chùa Long Phước”. Nhờ vậy, CLB đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi, nhiều đệ tử xuất thân từ chùa đã giành được huy chương vàng cấp Quốc gia như Trần Duy Linh với bài “Lôi Long Đao”, Nguyễn Thị Kim Hải với “Lôi phong tuỳ hình kiếm”…. Và rồi, lớp trước học xong truyền dạy cho lớp sau, đến nay, chùa Long Phước đã đào tạo được hàng ngàn võ sinh đến từ mọi miền đất nước. Nhiều người trong số đó nay đã thành võ sư, huấn luyện viên, vận động viên trụ cột của Đội tuyển Võ cổ truyền ở Bình Định và nhiều địa phương khác.

Hình ảnh
“Thầy tâm huyết, trò khổ luyện” mới chính là “tuyệt đỉnh bí kíp” của chùa Long Phước.

Cách đây 10 năm, Vạn Thanh đã hoàn tục để trở lại đời thường. Theo hướng dẫn của thầy Hạnh Hoà, chúng tôi tìm đến nhà võ sư Nguyễn Đông Hải (tên thật của Vạn Thanh) ở thôn Vĩnh Phú, xã Nhơn Thành, để tìm hiểu rõ hơn về bộ binh thư “tuyệt đỉnh bí kíp”. Khác với suy nghĩ của tôi, võ sư Đông Hải không đề cao nhiều đến giá trị bộ binh thư mà thật lòng tâm sự: “Cái “duyên” của tôi có được bộ binh thư sẽ không phát huy tác dụng nếu không gặp được thầy Hạnh Hoà, người hiểu biết sâu rộng về võ học và luôn nhiệt tình phát triển phong trào võ thuật ở chùa Long Phước. Nhưng những nỗ lực truyền dạy võ của thầy trò chúng tôi cũng chỉ là thứ yếu, điều quan trọng nhất là các học trò đã có tinh thần đam mê khổ luyện mới có thể đạt được thành công…”.

Hoá ra, không phải bộ binh thư mà “thầy tâm huyết, trò khổ luyện” mới chính là “tuyệt đỉnh bí kíp” đích thực của chùa Long Phước. Chúng tôi đã nhận ra vậy sau cuộc hành trình đi tìm tuyệt đỉnh bí kíp…

* Viết Thọ-Hoài Thu-Văn Trang
http://baobinhdinh.com.vn/Butkyphongsu/2008/11/68693/
Quy Ninh
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 2035
Ngày tham gia: 22-03-2008, 16:03
Đến từ: Quy Ninh - Gia Định
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 2 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi Diệp Lệ Bích » 05-01-2009, 04:51

Võ Bình Định - gìn giữ của báu

*** http://kienthucvothuat.com//YaBB.pl?num=1222225437/9#9

Võ thuật Bình Định - Vua Quang Trung
Dòng máu lạc hồng

:evil:

Quê tôi! võ thuật lẫy lừng
danh thơm tỏa rộng anh hùng khắp nơi
sử sanh lưu trữ ngàn đời
con rồng cháu lạc quả thời chẳng sai

Quang Trung đại đế anh tài
oai phong lẫm liệt đức tài song sanh
bao năm dựng nước đạt thành
dân lành ngưỡng mộ nêu danh tượng thở


**********************************************************
Trung - Hiếu - Lễ - Tín - Nghĩa

Sách có câu:

Nhân Hiếu
Nghĩa Trung
Vẹn Trọn
Tình Đạo
Ngời Đẹp
Đạo Luân
Lý Thường

Trung thời với chúa của ta
Hiếu thì trọn đạo với cha mẹ mình
Lễ nên cư xử chí tình
Tín ư không thể lờn khinh thất lời

Con ơi! hãy nhớ nhớ lời
Nghĩa thời nên trọn trọn đời ghi tâm
đừng vì danh lợi gian tham
tấm lòng nhân ái nên am hiểu tường


em26

Võ cổ truyền Việt Nam - sẽ tiếp tục phát huy

Một cây làm chẳng nên non
ba cây chụm lại thành hòn núi cao
tấm lòng nhân ái gởi trao
chung vai sát cánh võ trào phát huy


em26

Phóng sự - Ký sự
Võ Bình Định - gìn giữ của báu

em39

1. Võ Bình Định - gìn giữ của báu - Kỳ 1: Giữ chiêu pháp đặc thù
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89

2. Võ Bình Định - gìn giữ của báu (Kỳ 2): Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89

3. Võ Bình Định - gìn giữ của báu Kỳ 3: Giải mã tàng thư
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89

4. Võ Bình Định - gìn giữ của báu Kỳ 4: Những đường quyền vang tiếng
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89

5. Võ Bình Định - gìn giữ của báu (Kỳ 5): Băn khoăn vốn cũ hụt dẩn
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89

6 Võ Bình Định - gìn giữ của báu - Kỳ cuối: Mong một nền quốc võ
*** http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=89

Con Cháu Lạc Hồng
Võ cổ truyền Việt Nam

Ai là kẻ sỹ trên đời
anh hùng hảo hán xin mời lại đây
lại đây bàn chuyện đắp xây
cùng nhau nối rộng vòng tay giúp đời

Xin cho tôi nhắn vài lời
con giòng cháu giống hiện thời nơi đâu
xin mời những đấng mày râu
võ công uyên bát vì đâu thất truyền

mong ai chung một lời nguyền
đồng tâm hợp lực võ truyền thế gian
Việt Nam mình được tiếng vang
anh tài xuất chúng rỡ ràng thanh danh



Anh hùng hảo hán
Con cháu lạc hồng

Chợt tỉnh cơn say!
* http://www.youtube.com/watch?v=nBvRRWdS1jE anh dâu có say

Anh hùng hảo hán nơi đâu
mà sao chẳng thấy mày râu trổ tài
giỏi chi cái kiểu đùa dai
dương dương tự phụ lai rai tuý quyền

cho rằng danh bất hư truyền
thế mà xuất thủ đường quyển vô phong
suốt ngày chỉ biểt chạy rong
chẳng lo tu luyện thành công với đời

khuyên ai tôi nhắn mấy lời
tu tâm dưỡng tánh nên thời luyện công
chí trai hồ hải tang bồng
giang hồ hành hiệp lập công với đời

mặc cho thời thế đổi dời
con giòng chaú giống muôn đời nêu danh
võ công tu luyện đạt thành
lưu truyền sách sử rạng danh anh Hùng


:evil:
Diệp Lệ Bích
Thành viên
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: 12-08-2008, 11:01
Đến từ: Vương Quốc Anh
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)
  • Website
  • Tài khoản Yahoo

Đất võ An Nhơn

Gửi bàibởi bundooroo » 14-01-2009, 13:09

Đất võ An Nhơn
11:12', 3/1/ 2009 (GMT+7)

An Nhơn không chỉ tự hào bởi trầm tích văn hóa thẳm sâu với những bóng dáng kinh thành và cổ tháp trầm mặc. Đây còn là một trong những trung tâm võ học của miền đất võ Bình Định. Nơi đây đã sản sinh, nuôi dưỡng và quy tụ bao anh hùng hào kiệt và võ sư nổi tiếng. Nơi đào tạo và dưỡng nuôi bao VĐV, võ sĩ trứ danh, từng đem vinh quang về cho miền đất võ.


Biểu diễn võ thuật tại Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ II-2008 tại huyện An Nhơn.
Hình ảnh


Đối diện với làng võ An Vinh bên kia sông, nằm bên bờ nam sông Kôn là làng võ An Thái - Yên Thái. Cái tên An Thái có từ thời lớp người Việt từ phương Bắc xa xôi vào Nam mở đất, lập làng hơn 300 năm trước. Nơi ấy từng là quê hương thứ hai của bậc hiền tài, văn võ song toàn Trương Văn Hiến, từ xứ Nghệ vào đây mai danh ẩn tích, mở trường dạy võ, dạy văn để chọn nhân tài giúp nước. Cơ duyên đến với ba anh em Tây Sơn tam kiệt khi gặp thầy giáo Hiến để thọ giáo, nuôi chí lớn làm nên nghiệp cả. Từ đây, từ thời Tây Sơn, võ cổ truyền Bình Định được vận dụng tài tình đưa vào nghệ thuật quân sự, nâng lên thành sức mạnh của đội quân bách chiến, bách thắng đánh Nam dẹp Bắc, thắng giặc ngoài, dẹp thù trong. Thời Tây Sơn đã quy tụ nhiều võ tướng tài danh khắp nơi. Riêng đất An Nhơn có Đại đô đốc Đặng Văn Long (Nhơn Mỹ), Trương Văn Đa (Nhơn Phúc, là con trai Trương Văn Hiến và con rể Nguyễn Nhạc), Nguyễn Văn Tuyết (Nhơn An)…

Chính từ đây, nền tảng võ Tây Sơn - Bình Định hình thành, phát triển và nâng lên thành võ lý, võ đạo, võ thuật. An Nhơn cũng như nhiều nơi khác trong tỉnh đã là nơi quy tụ, tập hợp nhiều dòng võ từ “Đàng Ngoài” lẫn “Đàng Trong” và tiếp thu, chọn lọc các dòng võ nước ngoài du nhập vào.

Ở An Thái ngày nay vẫn còn lưu truyền môn phái võ họ Lâm, từ ông tổ 4 đời là Lâm Hữu Phong (sinh năm 1855) lần lượt truyền lại cho con trai là Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), đến cháu nội là Lâm Ngọc Lài và Lâm Ngọc Phú, rồi đến con của võ sư Lâm Ngọc Phú. Võ sư Lâm Ngọc Phú nối nghiệp cha ông làm Chưởng môn võ đường Bình Sơn, một trong số các võ đường tồn tại lâu nhất ở An Nhơn.

Tôi được nghe một bậc cao niên trong làng võ kể lại, một trong số ít võ sư lừng danh An Thái là Diệp Trường Phát (Tàu Sáu) sinh năm 1896. Ông quả thực là một cao thủ võ lâm, cha là người Hoa gốc Phúc Kiến, mẹ người Việt. Năm 13 tuổi, ông về Tàu để tiếp tục học võ. Sau 15 năm ông trở lại An Thái mở trường dạy võ, là người có công làm phong phú võ Bình Định qua nghiên cứu rút tỉa, pha trộn nhuần nhuyễn giữa võ cổ truyền Việt Nam với võ Tàu, và hòa hợp, bổ sung cho nhau giữa các phái võ trong tỉnh. Ngày nay, dân gian vẫn truyền tụng: “Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái” là xuất phát từ câu chuyện võ sư Hồ Ngạnh ở Thuận Truyền tìm đến An Thái diện kiến với võ sư Tàu Sáu. Để trao đổi nghệ thuật, so tài cao thấp, hai cao thủ đứng đầu phái ở Thuận Truyền và An Thái đã nhận lời đấu giao hữu. Quả là danh bất hư truyền, cả hai đều nể phục nhau và Tàu Sáu tặng Hồ Ngạnh câu: “Đoản côn Thuận Truyền duy hữu nhất” (Roi Thuận Truyền chỉ có một), Hồ Ngạnh đáp lại: “Thủ quyền An Thái ngã vô song” (Tay quyền An Thái cũng không hai). Môn phái Bình Thái Đạo của võ sư Tàu Sáu đã đào tạo nhiều môn sinh trở thành những võ sư nổi tiếng ở đây như Chín Kỳ, Năm Tường, Tuần Chấn, Ba Phùng cùng thời với các võ sư Kim Nghĩa, Đoàn Phong (Nhơn Mỹ), Mười Đậu (Nhơn Hậu)… Hai người con trai của ông là Diệp Bảo Sanh, Diệp Bảo Sơn và cháu nội ông hiện sống ở nước ngoài vẫn nối nghiệp võ chân truyền của cha ông. Võ sư Tàu Sáu cũng là người giỏi võ y, nghiên cứu bào chế nhiều loại thuốc để cứu người. Ông cùng nhiều môn sinh đã tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở tổng Nhơn Nghĩa và được Việt Minh cử làm Ủy viên quân sự của Ủy ban Cách mạng Lâm thời tổng Võ Duy Dương khi ấy.

Theo sách “Võ cổ truyền Bình Định” của tác giả Lê Thì, thì võ Trung Hoa đã theo chân một số võ sư sang Việt Nam. Cũng như họ Diệp, họ Lâm ở An Thái, đến đầu thế kỷ 19, dòng võ họ Lý, đứng đầu là tổ sư Lý Hùng, từ tỉnh Phúc Kiến du nhập đến Bình Định, buôn bán làm ăn và mở trường dạy võ ở Tuy Phước một thời gian, rồi dời lên lập nghiệp tại Phương Danh (Đập Đá). Sau khi ông qua đời, các thế hệ con, cháu như Lý Xuân Mưu, Lý Xuân Hải, Lý Xuân Kinh, Lý Xuân Tạo, rồi Lý Thành Nhân, Lý Xuân Hỷ đều nối nghiệp cha ông, trở thành võ sư nổi danh trong làng võ cổ truyền Bình Định. Dưới thời võ sư Lý Xuân Tạo (tức Biện Quyền), môn sinh tứ phương tụ hội về đây học võ và phát triển ở nhiều nơi.

Nếu An Thái có thầy giáo Hiến, người có công từ thuở manh nha, khai mở và gắn bó với phong trào nông dân Tây Sơn ngay từ đầu; thì ở Đập Đá có Đinh Văn Nhưng, con của vị thủy tổ Đinh Văn Hòe, gốc Ninh Bình vào lập nghiệp tại làng Thanh Liêm (Nhơn An), sau dời qua Bằng Châu (Đập Đá), đã từng bảo bọc giúp đỡ ông nội ba anh em Nguyễn Nhạc ngày mới từ xứ Nghệ vào lập nghiệp. Đinh Văn Nhưng là người võ nghệ cao cường, tận tâm rèn dạy ba anh em nhà Tây Sơn và ông đã dốc sức ủng hộ lương thảo, ngựa chiến, binh khí cho nghĩa quân Tây Sơn. Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi vua đã phong tước cho thầy Nhưng là: “Sanh Sơn Bá”. Vốn là người trọng nghĩa, khinh tài, tính khí ngang tàng nên nhân dân trong vùng gọi ông là “Ông Chảng ngang thiên”.

Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, ở làng Cù Lâm, tổng Nhơn Nghĩa (nay thuộc xã Nhơn Tân) có ba anh em họ Võ (Võ Duy Tân, Võ Duy Dương, Võ Duy Luân) đều yêu nước và võ nghệ siêu cường, đã sớm tham gia chống Pháp. Riêng Võ Duy Dương hưởng ứng chính sách khai hoang, lập ấp ở Đồng Tháp Mười của Vua Tự Đức, đã cùng hàng trăm trai tráng võ sĩ vào Nam, cùng với một số nhà yêu nước chiêu mộ dân binh chống Pháp, chiến đấu bảo vệ thành Gia Định; sau đó, đánh địch ở Đồng Tháp Mười. Võ Duy Dương được phong chức chánh quản đạo, rồi Thiên Hộ, là người có công lãnh đạo trong buổi đầu kháng Pháp ở Nam bộ và hy sinh ở tuổi 39.

Đến phong trào Cần Vương chống Pháp, rồi phong trào Duy Tân chống sưu thuế diễn ra quyết liệt ngay trên đất thành Bình Định, đã có biết bao võ sư, võ sĩ, trai tráng trong phủ xả thân vì nghĩa. Hàng trăm người con của quê hương đã hy sinh, trong đó có Võ Duy Tân (anh ruột Võ Duy Dương) bị địch bắt và xử chém trước cửa Tiền, thành Bình Định.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ, võ cổ truyền An Nhơn - Bình Định đã góp phần tạo nên sức mạnh của lực lượng kháng chiến nổi dậy giành chính quyền mùa Thu năm 1945. Khi ấy, cách mạng chỉ mới có vũ khí thô sơ nên võ thuật đã thành thế mạnh trong đánh cận chiến, giáp lá cà, nắm thắt lưng địch mà đánh. Đến nay khi lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước xây dựng chính quy, hiện đại song võ thuật vẫn là một trong những nội dung quan trọng trong huấn luyện kỹ, chiến thuật quân sự.

Không phải ngẫu nhiên mà đất An Nhơn được triều đình Nhà Nguyễn, thời vua Tự Đức chọn mở Trường thi Bình Định tại làng Hòa Nghi - Nhơn Hòa (1852 - 1915), rồi Trường thi võ ở làng An Thành - Nhơn Lộc (1867 - 1884), để thành một trong những trung tâm tuyển chọn nhân tài văn thần, võ tướng cho cả nước. Càng không phải ngẫu nhiên, gần một thế kỷ trước, làng An Thái là nơi tổ chức Lễ hội Đổ Giàn vào dịp Vu Lan, theo chu kỳ tam hạp: Tý - Dậu - Sửu (4 năm một lần). Đây là lễ hội văn hóa - thể thao lớn trong khu vực, được cả nước biết đến, tụ hội hàng ngàn khách thập phương đến dự tế lễ, xem hát bội và chứng kiến cuộc tranh tài giữa các môn phái võ trong tỉnh. Điều này hẳn đã minh chứng vị thế của làng võ An Thái trong nền võ thuật Bình Định. Và, ngày nay, thật có ý nghĩa khi miền đất võ Bình Định được thay mặt cả nước hai lần tổ chức Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam.

Liên hoan là một “cú hích”, khơi dậy, làm bừng lên nghĩa khí đất thượng võ, để võ cổ truyền được khôi phục, chấn hưng. Diệp Lệ Bích, một cô gái 40 tuổi đang ở tận trời Âu, đã ấp ủ tâm nguyện khôi phục cho bằng được môn phái võ Bình Thái Đạo của ông nội - tổ sư Tàu Sáu. Hằng trăm môn phái của Bình Thái Đạo ở trong và ngoài nước được Chưởng môn Diệp Lệ Bích truyền dạy chủ yếu bằng phương pháp thông qua mạng Internet. Cô Bích đã về quê hương An Thái xin chính quyền và bàn với họ tộc xây dựng lại nhà từ đường họ Diệp và khôi phục môn phái võ Bình Thái Đạo ngay trên chính nơi võ sư Tàu Sáu lúc sinh thời sinh sống và dạy võ.

Dù phải tự bươn chải, nhưng nhiều võ đường nghiệp dư ở An Nhơn vẫn không để bị mai một, duy trì đào tạo bao thế hệ môn sinh như các võ đường: Bình Sơn (An Thái), Lý Xuân Hỷ (Đập Đá), Lý Xuân Cảnh, Đặng Đức Bình, Lê Đình Minh (Nhơn Hưng), Nguyễn Đức Thọ (Nhơn Hậu), Huỳnh Văn Hòa (Nhơn Thọ), Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Duy Phương (Nhơn Hòa) và ba võ đường của ba anh em Đỗ Đức Tuấn, Đỗ Văn Út, Đỗ Văn Tám (thị trấn Bình Định)… Tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, vẫn duy trì thường xuyên CLB Võ Thuật Võ Vovinam, hàng năm đào tạo hàng trăm võ sinh, nhiều năm nay đã trở thành vệ tinh, tuyển chọn võ sinh cung cấp cho Trường Năng khiếu TDTT của tỉnh.

Những người tâm huyết với nghiệp võ vẫn hằng mong muốn tỉnh ta thành lập được một trường võ hẳn hoi, quy định cấp học, bậc học cụ thể; cấp bằng hoặc giấy chứng nhận đàng hoàng, quy tụ các võ sư nổi tiếng đã từng đóng góp cho sự nghiệp võ đạo, võ học, võ thuật để biên soạn giáo trình và tham gia giảng dạy; nguồn võ sinh được chiêu sinh rộng rãi theo lứa tuổi và rút tỉa, tuyển chọn từ các CLB, võ đường ở cơ sở… Đồng thời, có chính sách, chế độ, quy chế hoạt động, quy chế đấu đài, quy chế cấp bằng võ sư… dựa trên tiêu chí về định lượng, chất lượng đào tạo của các võ đường nghiệp dư để nuôi dưỡng họ tồn tại và phát triển. Ngoài ra, nên đưa chương trình giảng dạy võ cổ truyền vào trường học phổ thông, và tiếp tục thực hiện xã hội hóa võ cổ truyền; thường xuyên phát động, khơi dậy phong trào học võ trong nhân dân, nhất là lớp trẻ. Làm được như vậy, quả là “góp gió thành bão”, nhằm làm cho võ cổ truyền trên quê hương thượng võ Bình Định sớm được khôi phục, phát triển vì mục đích: “Dân cường, nước thịnh” trong thời kỳ hội nhập và phát triển.


Trần Duy Đức
http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2009/1/70283/
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
Hình đại diện của thành viên
bundooroo
Giám sát
 
Bài viết: 5811
Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06
Đã cảm ơn: 289 lần
Được cảm ơn: 140 lần
Blog: Xem blog (27)
CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi redshark » 18-06-2009, 20:30

Mới xem phóng sự Võ Bình Định trên VCTV3, VĐV Trịnh Quốc Cường ở An Nhơn (không nhớ rõ lắm) biểu diễn võ hay quá!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
redshark
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 2732
Ngày tham gia: 06-03-2009, 13:48
Đến từ: Tuy Phước, Tp. HCM
Đã cảm ơn: 297 lần
Được cảm ơn: 141 lần
Blog: Xem blog (8)
CĐV của: TNG
  • Website

Bảo tồn di sản võ cổ truyền

Gửi bàibởi My Lăng » 18-09-2009, 10:29

Thực hiện Dự án bảo tồn di sản võ cổ truyền

(ĐCSVN)- Nhằm gìn giữ, bảo tồn cho muôn đời và phát huy di sản võ cổ truyền, tỉnh Bình Định đang triển khai Dự án Bảo tồn di sản võ cổ truyền Bình Định.

Võ cổ truyền là một di sản quý của Bình Định; tuy nhiên lại không được đào tạo theo trường lớp, giáo trình, giáo án bài bản quy mô, mà chỉ được truyền dạy theo môn phái gia truyền. Con đường kế thừa này không tránh khỏi việc cản trở sức lan tỏa rộng hơn của võ cổ truyền Bình Định trong bối cảnh hiện đại. Đã có nhiều cuốn sách, bài viết giới thiệu, ca ngợi võ Bình Định nhưng những công trình này chưa thật đầy đủ, đặc biệt là việc giới thiệu chân dung, tiểu sử học võ, bí kíp võ riêng của từng võ sư, võ nhân; quá trình ra đời, truyền dạy, phát triển của từng võ đường chưa được ghi lại, tái hiện rõ nét, sinh động. Trong khi đó, phần nhiều vốn liếng võ nghệ, đặc trưng căn cơ, cốt tủy của môn võ cổ truyền này không có nhiều trong sách vở học thuật mà lại nằm ở những bậc võ sư cao niên.

Hình ảnh

Nhằm khắc phục những hạn chế trên và phát huy thế mạnh của võ cổ truyền Bình Định, Dự án bảo tồn đã được tiến hành với 4 nội dung chính: Báo cáo mang tính chất khoa học về lịch sử, nguồn gốc, đặc trưng, võ lý… của võ cổ truyền Bình Định với độ dài khoảng 100 trang A4; Phim tư liệu 60 phút giới thiệu chân dung võ sư, võ nhân, hoạt động của các võ đường và những thế đánh tiêu biểu, đặc trưng; Phần hình ảnh trực quan là bộ ảnh khảo tả chân dung võ sư, ghi lại thao tác đánh, trình thức biểu diễn, binh khí…; Phần âm thanh ghi lại giọng nói thật của mỗi võ sư, võ nhân, những tâm tư trong nghề võ…

Triển khai Dự án này, Sở VH,TT & DL Bình Định cũng vừa tổ chức buổi gặp mặt các võ sư, võ nhân tiêu biểu trong toàn tỉnh. Qua đây, những người thực hiện Dự án sẽ chọn lọc, đúc kết những ý kiến của các võ sư, võ nhân để đưa vào văn tự bài bản, khoa học xem như “giáo trình chuẩn” về võ thuật cổ truyền Bình Định.

Song song với việc giữ vững thế mạnh của võ cổ truyền Bình Định trên sàn thi đấu, Dự án này sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn võ cổ truyền Bình Định trên phương diện là một di sản văn hóa phi vật thể.

PL
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.


Các thành viên đã cảm ơn My Lăng về bài viết này:
vinh hy
My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 996
Ngày tham gia: 30-01-2008, 11:43
Đã cảm ơn: 21 lần
Được cảm ơn: 13 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi gaunpro » 29-04-2010, 19:01

quá chi tiết đó bạn

____________________
Dating Sites
divorce attorney
gaunpro
Thành viên
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 29-04-2010, 14:37
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: MU

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi patrick076 » 13-05-2010, 12:14

rất đẹp đăng bài tôi thích bài đăng này
patrick076
Thành viên
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 13-05-2010, 11:52
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: my self

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi cunghuong » 11-07-2010, 14:28

Kể mà bạn có vài cái video clips thì hay quá!
Tours in Vietnam
Vietnam Travel
Vietnam Tour
SapaTours
Ba Be Lake
cunghuong
Thành viên
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: 11-07-2010, 13:47
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: MU

Tây Sơn bí kíp

Gửi bàibởi bundooroo » 11-08-2010, 13:50

Bài trên Báo Bình Định

Tây Sơn bí kíp


Hơn 5 thế kỷ trôi qua kể từ khi vùng đất Vijaya được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt (1471), võ nhân Bình Định xuất hiện “như sao trên trời” và đã làm rạng danh các làng võ cội nguồn bằng tấm lòng son sắt và chân tài thực học.



Song phượng kiếm
Hình ảnh


Tuyệt kỹ Tây Sơn tam kiệt

Những anh hùng hào kiệt đi qua thế gian này, kẻ thoáng chốc, người lâu dài nhưng tiếng thơm còn mãi lan truyền và tàng ẩn trùng trùng huyền thoại. Không chỉ giới học võ mà người Bình Định nói chung đều thích khám phá về võ và huyền thoại của những anh hùng hào kiệt danh tiếng lẫy lừng từ hàng trăm năm trước. Huyền thoại làng võ vì thế trở thành niềm tự hào của cả một miền đất từ bao đời nay.

Võ sư Nguyễn Đông Hải từ thuở nhỏ đã vào chùa tu học Phật pháp và võ thuật. Ngôi chùa Long Phước ở Tuy Phước (Bình Định) với hơn 200 năm lịch sử là nơi mà võ sư Hải gắn bó cuộc đời của mình lâu dài nhất. Cũng vì duyên số cuộc đời nên sau khi đã trở thành một cao thủ trong làng võ, vị võ sư này đã hoàn tục sống thanh nhàn với nghề thuốc nam ở Phù Cát (Bình Định). Tôi tìm gặp võ sư Hải khi được một đệ tử của ông - võ sư Trần Duy Linh (đang là HLV võ cổ truyền thuộc Sở VH-TT-DL Bình Định) “bật mí” là ông đang nắm giữ bí kíp võ thuật hết sức vi diệu.

Có lẽ trải qua nhiều bước ngoặt cuộc đời nên dẫu đã yên bề gia thất ở tuổi 44, nét mặt võ sư Hải thoáng trông ẩn chứa nhiều vẻ trầm tư. Sự hiện diện của võ sư Trần Duy Linh đã giúp tôi có cuộc trò chuyện về Tây Sơn bí kíp mà đến nay tài liệu này ít người biết đến.

Võ sư Hải mào đầu bằng một lời giải thích: “Tây Sơn bí kíp là cách gọi sau này, chứ đúng ra là Tây Sơn danh tướng bí kíp mộ hồn thao, viết về nghiệp võ của 20 danh tướng của nhà Tây Sơn, trong đó có ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Người ghi chép tài liệu này sau khi phong trào Tây Sơn tan rã là võ sư Nguyễn Trung Như, hiệu Hư Linh Ẩn, tự Thông Cát, thuộc đời thứ 8 hệ phái Long Hổ Không Hồng. Bí kíp vốn là gia truyền, khó chia sẻ, nhưng có lẽ sống cùng thời và quý mến tâm thức thao lược của nhau, dùng cái tình hữu hảo nên Nguyễn Trung Như mới tinh tường những tuyệt kỹ võ học của các bậc anh hùng”.

Tây Sơn tam kiệt văn võ song toàn, tuy mỗi người có một sở trường võ học khác nhau nhưng đều đạt đến độ thượng thừa trong việc phô diễn quyền thuật và sử dụng binh khí. Độc thần kiếm của Thái Đức - Nguyễn Nhạc chỉ cần lách qua lách lại là lớp lớp kẻ thù rơi đầu. Ô long đao của Quang Trung - Nguyễn Huệ uy vũ tựa cuồng phong bão tố và được tôn sùng là “tướng nhà trời”. Nhưng sở trường miên quyền của Đông Định Vương Nguyễn Lữ được xem là bí hiểm nhất vì chỉ cần đánh nhẹ thì đối thủ có thể mất mạng ngay lập tức.

Lúc đấu một mất một còn, võ Tây Sơn ngày xưa có cả chiêu điểm huyệt như trong phim kiếm hiệp của Tàu. Võ sư Hải khẳng định điều này là có cơ sở, nhưng người biết vận dụng chiêu thức này không nhiều lắm và tương truyền chỉ có Nguyễn Lữ mới tinh thông. Theo võ sư Hải, nhìn thấy Nguyễn Lữ đánh quyền thì ai cũng khiếp sợ. Ông đánh vào các huyệt đạo và nhơn thần (điểm khí huyết gặp nhau tính giờ theo 12 con giáp). Đánh trúng vào các tử huyệt sẽ làm đứt mạch khí huyết lưu thông dẫn đến tử vong trong nháy mắt. Hùng kê quyền mà Nguyễn Lữ sáng tạo chiêu thức từ thế gà chọi cũng đã lưu danh hậu thế, được Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam chọn vào 10 bài võ tiêu biểu trong hệ thống thi đấu chính thức của quốc gia.

Lương duyên từ sàn đấu

Từ một đội quân nông dân, dưới tài thao lược của anh em nhà Tây Sơn đã trở thành một lực lượng tinh nhuệ gánh vác và hoàn thành sứ mệnh thống nhất sơn hà. Trong số các danh tướng lẫy lừng quy phục và dốc tài thao lược cho triều Tây Sơn, Đô đốc Trần Quang Diệu và Đô đốc Bùi Thị Xuân được nhắc đến với nhiều giai thoại.

Trần Quang Diệu được dị nhân võ nghệ Diệp Đình Tòng ở núi Kim Sơn (nay thuộc huyện Hoài Ân, Bình Định) thu nhận làm đệ tử chân truyền. Gọi là dị nhân vì người này thường sống với một con hổ bên cạnh. Sau 5 năm trì chí luyện công, Trần Quang Diệu được ân sư tặng thanh Huỳnh long bảo đao và ông bắt đầu xuống núi khởi nghiệp anh hùng. Một hôm Trần Quang Diệu hạ sơn xuống Kiên Mỹ tìm gặp Nguyễn Nhạc, trên đường đi đã tay không giáp đấu với một con hổ to lớn từ sáng đến trưa. Bùi Thị Xuân cùng các đệ tử đi săn tình cờ đến ngay lúc Trần Quang Diệu đang lâm nguy. Thấy người sắp bị hổ vồ, Bùi Thị Xuân với biệt tài song kiếm đã liên thủ cùng Trần Quang Diệu hạ hổ dữ.

Tương truyền, Bùi Thị Xuân từng lập sàn đấu võ để kén chọn bạn đời. Ngày qua tháng lại cũng không có ai trong vùng vượt qua được tài nghệ của người phụ nữ sau này trở thành danh tướng Tây Sơn, cho đến khi gặp được Trần Quang Diệu. Mối lương duyên giữa hai người nảy nở và họ trở thành tri kỷ vợ chồng từ những lần “thử chiêu” trên sàn đấu võ. Tây Sơn bí kíp nhắc đến tài dụng đao pháp của Đô đốc Trần Quang Diệu, còn Đô đốc Bùi Thị Xuân xuất thần với kiếm pháp điêu luyện.

Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà thành trong thời gian bà huấn luyện đội tượng binh ở Tây Sơn thượng đạo. Theo lưu truyền, bà nhớ đôi chim phượng trong mộng mang cho gươm báu. Cảm phục ân tình ấy, bà sáng tạo nên bài pháp này, đem truyền cho 5 người con gái theo bà đánh giặc, và sau đó được vua Tây Sơn phong tặng là Ngũ Phụng Thư.

Bài võ ngàn năm

Giai thoại kể rằng Lý Công Uẩn lên ngôi giữa lúc thế lực phản loạn nổi lên khắp nơi nên nhà vua phải nhiều phen thân chinh dẹp loạn. Nhận thấy địa thế núi rừng thâm u tịch mịch, trận đồ thường được bố trí lúc trời chạng vạng rất khó cho binh lính sử dụng những loại binh khí thông thường, Lý Công Uẩn đã sáng tạo ra bài pháp U linh thương để tập luyện cho binh sĩ: Sa La thành tẩu mã/Hô lục tướng/Thúc Sa La thành thất phược binh/Đằng đằng khí trận/Loạn mã tung thương/Khốc lược truy hình/Phong linh ảnh địa (nghĩa: Thành Sa La ngựa phi nhốn nháo/Phất cờ hiệu, sáu mặt dồn binh/Thành Sa La vây làm bảy bận/Khí trận truyền khiếp nhược tình quân/Người - ngựa, dày nhau cơn bão giáo/Tìm đường thoát nạn, địch theo chân/Ngã tối, chiêng khua bày đất trận).

Theo võ sư Trần Duy Linh, bài võ ngàn năm này của vị vua đầu tiên nhà Lý, người khởi sự dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010, do Tổ Hư Minh (sáng lập hệ phái Long Hổ Không Hồng vào thời Hậu Lê) biên soạn trong cuốn Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp (tạm dịch: Sao lục binh thư võ thuật của các vị tướng qua nhiều đời vua khác nhau) và được truyền qua trí nhớ của các đời đệ tử. Hệ phái Long Hổ Không Hồng đã trải qua 13 đời, và truyền nhân hiện nay sống mai danh ẩn tích.

Một điều lạ là bài U linh thương lại phổ biến ở miền đất võ Bình Định mà một trong số ít người thị phạm thành công nhất là võ sư Trần Duy Linh. Danh tính truyền nhân U linh thương đời thứ 13 vẫn còn bí mật, song có người liên tưởng rất có thể là võ sư Nguyễn Đông Hải, bởi ông chính là người cố vấn chuyên môn bài võ ngàn năm nói trên cho võ sư Trần Duy Linh.

.Theo TNO
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
Hình đại diện của thành viên
bundooroo
Giám sát
 
Bài viết: 5811
Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06
Đã cảm ơn: 289 lần
Được cảm ơn: 140 lần
Blog: Xem blog (27)
CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!

Re: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gửi bàibởi thanhnha » 12-08-2010, 15:14

Đâu, bí kiếp nằm đâu hè? Thông tin này ai mà hổng biết đâu. Nhai đi nhai lại hoài với mấy món bí kiếp này, rõ chán.
sắp tới tui làm cái mới cho coi
thanhnha
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Bài viết: 312
Ngày tham gia: 07-08-2008, 18:14
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 20 lần
Blog: Xem blog (0)


Quay về Võ thuật và võ nhân Bình Định

Ai đang online?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 1 khách