Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền"

Moderator: lehavu

Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby chukme on Wed Feb 20, 2008 8:30 am

YẾN PHI QUYỀN

Trong võ cổ truyển Bình Định, bài Yến Phi cũng như bài Hùng Kê Quyền là chế tác của hai vị anh hùng áo vải Tây Sơn. Bài Hùng Kê Quyền do Nguyễn Lữ sáng tạo, còn bài Yến Phi do Nguyễn Huệ sáng tạo dựa vào các bài Thần Đồng, Lão Mai, Ngọc Trản để dành cho nghiã binh rèn tập trong giai đoạn đầu. Cả hai bài này đều lâm vào tình trạng ít được biết đến vì chỉ được truyền bá hạn chế vào thời gian trước đây. Ngay trong thuở sinh thời của Sư Trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, hai bài này vẫn chỉ được dạy riêng cho con cháu chứ không phổ biến ra ngoài.
Hiện nay, võ sư trưởng tràng Sa Long Cương Lê Văn Vân và người đương nhiệm Chưởng Môn là võ sư Trương Bá Đương đưa cả hai bài quyền vào các chương trình rèn luyện của võ sinh với mong muốn tránh tình trạng bị mai một hoặc sai lạc. Bài Yến Phi được rènKê Quyền do Nguyễn Lữ sáng tạo, còn bài Yến Phi do Nguyễn Huệ sáng tạo dựa vào các bài Thần Đồng, Lão Mai, Ngọc Trản để dành cho nghiã binh rèn tập trong giai đoạn đầu. Cả hai bài này đều lâm vào tình trạng ít được biết đến vì chỉ được truyền bá hạn chế vào thời gian trước đây. Ngay trong thuở sinh thời của Sư Trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, hai bài này vẫn chỉ được dạy riêng cho con cháu chứ không phổ biến ra ngoài Hiện nay, võ sư trưởng tràng Sa Long Cương Lê Văn Vân và người đương nhiệm Chưởng Môn là võ sư Trương Bá Đương đưa cả hai bài quyền vào các chương trình rèn luyện của võ sinh với mong muốn tránh tình trạng bị mai một hoặc sai lạc. Bài Yến Phi được rèn luyện sau khi võ sinh đã học xong bài Thần Đồng, còn bài HùngKê Quyền dành cho cấp cao hơn. Bài Yến Phi thể hiện nét dịu dàng của loài chim Yến, với nhiều đặc tính độc đáo riêng của võ thuật cổ truyền Việt Nam

Thiệu của bài Yến Phi được viết bằng chữ Nôm và theo thể thơ lục bát. Toàn bài như Sau:

Bước vào biến thế Yến Phi
Tam câu tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế Thần Đồng
Rồi về Yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế Phượng Hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền

(Còn nữa)
chukme
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 395
Joined: Sat Mar 17, 2007 11:46 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby chukme on Wed Feb 20, 2008 8:45 am

Trước khi rèn luyện các động tác kỹ thuật của bài quyền, cần xem xét kỹ đồ hình để nắm vững phương vị

1. BƯỚC VÀO BIẾN THẾ YẾN PHI
- 2 chân sát vào nhau, 2 tay xuôi 2 bên hông đứng thẳng (H1)
- 2 bàn tay xoay lại đưa ra trước, 2 lưng bàn tay sát vào nhau (H2)
- Rút hai cánh tay lên ngang vai (H3)
- 2 bàn tay cuộn vòng lên phía trong, nắm lại đánh xuông dưới (H4)
- 2 nắm tay kéo về hai bên eo, 2 cánh tay khép sát vào người, 2 chỏ đánh thẳng ra phiá sau (H5)
- Bỏ chân phải vòng lên Trảo mã tấn, chân trái rùn thấp trụ xuống, 2 tay vòng lên hai bên, lòng bàn tay trái mở ra, tay phải nắm lại (H6)
- 2 tay cuộn vòng lên phiá trong đập xuống kéo 2 tay về bên hông vẫn ở Trảo mã tấn (trên) (H7)
- Mở hai bàn tay đâm xốc lên, hai tay sát vào nhau (H8)
- Gạt hai cánh tay ra hai bên (H9) - 2 tay đánh chận vào, 2 tay sát nhau (H10)
- Gạt tréo xuống, tay trái trên tay phải (H11) - Gạt hai tay ngang ra hai bên ngang vai (H12)
- Đem tay phải gạt xuống dở qua hông trái, tay trái gạt ngang qua mặt đến vai phải (H13)
- Chân phải trụ xuống, kéo chân trái lên (độc hành thiên lý) tay phải đâm thẳng lên, tay trái gạt ra hông trái (H14)
- Tay phải kéo về hông phải, tay trái gạt từ bên trái qua phải ngang mặt câu ngang vai trái (H15)
- Bỏ xuống thành Trung bình tấn (tả) đem tay phải từ hông phải dựng tay dở ngang mặt vuông góc (H17 – 17A)

(còn nữa)
Attachments
yen phi quyen.jpg
yen phi quyen.jpg (63.06 KB) Viewed 996 times
Last edited by chukme on Wed Feb 27, 2008 8:38 am, edited 1 time in total.
chukme
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 395
Joined: Sat Mar 17, 2007 11:46 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby chukme on Wed Feb 27, 2008 8:36 am

2. TAM CÂU TAM ĐẢ TỨC THÌ LÀM XONG
- Gạt tay phải từ trái ngang dưới (H18) (H18A)
- Câu qua phải kéo về vai phải, tay trái đánh bộ trảo từ phải ngang qua dưới móc lên phiá mặt trên, hai bàn chân xoay thành Đinh tấn hữu (mặt tiên) (H19 – 19 A)
- Đem tay phải gạt qua vai trái, tay trái gạt qua dưới hông phải (H20)
- Đem tay phải câu qua phải ngang vai, tay trái câu qua hông trái (H21)
- Bước chân trái lên trước chân phải ĐT tả (tiên) tay trái gạt ngang qua mặt qua tay phải, tay phải gạt thẳng dưới hông (H22)
- Tay trái câu ngang mặt qua vai trái, tay phải câu qua hông phải (H23)
- Bước chân phải lên trước chân trái ĐT hữu tay phải đan lên gạt ngang dưới qua hông trái (H24)
- Tay phải câu qua vai phải, tay trái câu qua hông trái (H25)
- Tay trái gạt vòng dưới qua phải đem đở đầu, tay phải nắm lại đem lên vai phải đâm thẳng xuống, chân trái bước lên bên trái 45 độ thành ĐT tả (tiên) (H26)
- Tay phải gạt cuốn qua hông trái (H27)
- Đem ngang qua mặt (H28)
- Đánh xoè ra theo hướng gối phải, tay phải, tay trái tới hông phải. Chân phải bước lên sát chân trái bỏ xiên bên phải 45 độ thành ĐT hữu (tiên) (H29)
- Bước chân trái thẳng lên trước chân phải ĐT tả (tiên) 2 tay đạp vòng xuống (H30)
- 2 tay xốc lên (H31)
- Khoát tay trái gạt qua vai phải đem dở trên đầu, tay phải rút xuống về hông (H32)
- Chân trái bỏ xiên trước 45 độ chân phải bỏ dài lên phiá trước chân trái Xà tấn (H33)
- Tay phải từ hông phải đâm thẳng ra (H34) tay trái đánh ra sau

3. RỒI LẠI BIẾN THẾ THẦN ĐỒNG
- Đem tay phải vòng qua đở đầu, tay trái đem về ngang ngực (H35)
- Bước chân phải về mặt hậu ngay trước chân trái thành TBT (hữu) vòng tay phải vòng qua đầu đánh chỏ xuống, tay trái gạt lên đở đầu chụp xuống cánh tay phải, 2 tay cùng thúc chỏ thẳng ra sau (H36 – 36A)
- Gạt 2 tay vòng từ phải sang trái dựng đứng đở. Bước chân trái lên trước chân phải TBT (tả) 2 tay đở theo (H37)
- 2 tay gạt qua phải đánh ngang ra hông trái (hậu) tay trái, tay phải đấm (H38)
- 2 tay gạt vòng dưới từ trái sang phải dựng lên đở, bước chân phải lên trước ngay chân trái TBT (hữu) 2 tay đở theo (H39)
- 2 tay gạt qua trái đánh ngang ra qua hông phải (hậu) (H40 – 40A)

4. RỒI VỀ YẾN BÃI CHỰC PHÒNG SONG PHI
- Chân trái bỏ chéo về sau chân phải (quy tấn), tay phải gạt xiên thẳng lên, ra sau theo hướng vai phải (hậu) tay trái gạt xiên xuống qua khỏi hông trái, mặt hướng về mặt tiền (H41)
- Tay phải gạt vòng bên dưới từ phải sang trái, tay trái đem ngang về, 2 tay đở trước ngực (H42)
- Chân phải bỏ ra sau thành ĐT (hậu) mắt hướng vai trái (H43)
- Rún chân phải xuống nhảy về sau (hậu – 2 tay chụp theo) (H44)
- Tay trái dở vòng qua, kéo chân trái về (H45)
- Rún chân phải bay lên , đá chân phải (H46) Hai động tác ở hình 45, 46 diển ra nhanh khi đã tập nhuần bằng cách sau khi chụp 2 tay xuống là bay đá lên liền
- Bỏ chân phải xuống TBT (tả) tay phải từ hông đánh chỏ phải xiên theo vai phải (tiên) tay trái từ trên đầu chụp xuống cánh tay phải sau đó thúc chỏ phải lên (H47)

5. PHI RỒI CUỐN CÁNH NÉP VI
- 2 bàn chân xoay 45 độ ĐThữu (tiên) tay trái gạt qua vai phải, tay phải gạt xuống hông trái (H48)
- Xoay người 45 độ thành Quy tấn kéo chân trái sát nhượng đầu gối chân phải (H49)
- Bỏ chân trái lên trước chân phải ĐT tả (tiên) kéo chân phải vòng theo ĐT hữu (tiên) tay phải gạt xiên theo vai phải, tay trái gạt xuống ra khỏi hông trái (H50 – 51)

6. LẬP THẾ BỘ HỔ RỒI VỀ TRIỆU CÔNG
- Xoay 45 độ thành TBT (tả) 2 tay nắm lại gạt hai bên hông (H52)
- Bỏ chân phải về, kéo chân trái thành Quy tấn 2 tay cuốn vòng ra sau lên 2 vai (H53 – 53A)
- Ngồi thấp xuống đấm hai tay từ 2 vai xuống 2 bên (H54 – 54A)
- Rút chân trái lên, nhảy về co chân phải lên tay trái đở bên vai phải, tay phải cuốn vòng ra sau lên vai phải (H55)
- Chân trái ngồi xuống, chân phải bỏ xuống sao cho đầu gối chạm đất, mông ngồi trên gót chân phải (H56 – 56A) 2 động tác H55 H56 làm nhanh khi thuần thục bằng cách nhảy về

7. VÍ DÙ NÓ CÓ LƯỚT XÔNG THÌ TA BIẾN THẾ PHƯỢNG HOÀNG MỘT CHÂN
- Bỏ chân phải xiên lên trước bên phải Long tấn tả đầu gối thấp, thân mình nằm xuôi, 2 tay dở ngang hai bên. Mắt hướng về vai phải (H57)
- Giống như Mài Thiền Sư (Bát quát chơn quyền tập 1) thành Long tấn về bên phải (H58)
- Tay phải gạt qua trái ở trên, tay trái qua phải ở dưới (H59)
- Kéo chân trái lên, trụ chân phải, 2 tay câu vòng qua hai bên hai vai (H60)

8. BÁI TỔ SƯ LẬP NHƯ TIỀN
- Bỏ chân trái xuống nhón gót lên
- Trảo mã tấn 2 tay gạt xuống 2 bên hông (H61)
- Bước chân phảilên, nhón gót, trụ chân trái thành Trảo mã tấn
– 2 tay gạt vòng ra hai bên như lúc ban đầu (H6) (H62)
- 2 nắm tay cuốn vòng đập xuống kéo chân trái lên sát chân phải (H63)
- 2 nắm tay kéo về hai bên hông (H64) - Lật hai nắm tay úp xuống (H65)
- Mở hai nắm tay, xuôi xuống hai bên hông (H66)

VS LÊ VĂN VÂN
chukme
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 395
Joined: Sat Mar 17, 2007 11:46 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby daiho09 on Mon Aug 11, 2008 1:52 pm

Bài rất hay. Bạn đưa lên hết cho dễ học bạn nhé. Cám ơn nhiều.
daiho09
Thành viên
 
Posts: 34
Joined: Sat Aug 09, 2008 3:11 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby Restive Horse on Mon Aug 11, 2008 3:30 pm

RH có 1 bài ĐOẢN CÔN thôi post đại vào đây Anh Em nào biết nguồn gốc thì chỉ giáo dùm :D

ĐOẢN CÔN
Cấp thủ đoản côn
Hoành thân bái tổ
Lập bộ thành đồng
Tả hữu tấn công
Giá thiên đả diện
Hoành đả long xà
Thoái bộ liên ba
Phụng đầu tam cấp
Tả phân nhị bộ
Hữu phân nhị bộ
Lập như tiền bái tổ.
Nếu muốn lên chỗ cao nhất
Hãy bắt đầu từ chỗ thấp nhất.
Restive Horse
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 511
Joined: Wed Mar 05, 2008 5:53 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby laodurockqn on Mon Aug 11, 2008 4:09 pm

Restive Horse wrote:RH có 1 bài ĐOẢN CÔN thôi post đại vào đây Anh Em nào biết nguồn gốc thì chỉ giáo dùm :D

ĐOẢN CÔN
Cấp thủ đoản côn
Hoành thân bái tổ
Lập bộ thành đồng
Tả hữu tấn công
Giá thiên đả diện
Hoành đả long xà
Thoái bộ liên ba
Phụng đầu tam cấp
Tả phân nhị bộ
Hữu phân nhị bộ
Lập như tiền bái tổ.

Em ghiền nhất là món này.
Em post thêm ít thông tin để anh em nghiên cứu thêm.
Trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).

Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa. Việc tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo) vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm (kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.

Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.

Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới, đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật, nunchaku, của vũ khí này, và côn nhị khúc nghiêm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.


[sửa] Côn nhị khúc tại Việt Nam
Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp [1], trung cấp [2] & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.

Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm MIC[1] đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo - riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.


[sửa] Cấu tạo
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.


[sửa] Tập luyện

Biểu diễn côn nhị khúcNgười sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1-2cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị "phản tác dụng" khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện.

Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan (quay) côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.


[sửa] Phân loại kỹ thuật côn nhị khúc
Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:

Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha....
Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
Kỹ thuật lăn: có 4 động tác lăn cơ bản & vô số các bài tập phối hợp khác (Đây là nhóm kỹ thuật có xuất xứ đầu tiên tại Việt Nam).
Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,...) & kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.
Ngoài ra, trong các bài tập phối hợp & nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiểu côn nhị khúc bằng cổ tay, lăn hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các ngón tay.

Sau giai đoạn tập luyện cơ bản (bậc sơ cấp), người yêu thích côn nhị khúc sẽ tiếp tục học lên cao. Khác hẳn với các môn võ thuật hoặc binh khí khác, việc giảng dạy nâng cao này không tập trung vào việc huấn luyện các đòn thế mà chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho môn sinh các CÔNG THỨC sáng tạo đòn thế mới. Từ 1 vài đòn tiêu biểu, sau khi thấm nhuần CÔNG THỨC ấy, môn sinh có thể khai sáng & phối hợp ra vô số các đòn thế khác, mới lạ hơn, đẹp mắt hơn..... (Hiện nay, tại Bộ môn côn nhị khúc của Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam, & từ năm 1985 đến nay, trong hơn 2.000 người đã tập luyện, chưa có 1 môn sinh nào khẳng định "Đã tập luyện được tất cả các kỹ thuật côn nhị khúc theo phân loại như trên!". Điều đó cho thấy, kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc ngày nay đã phát triển thiên biến vạn hóa, cả về số lượng & độ khó của các đòn thế.


[sửa] Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúc
Nguyên tắc "Nhất thể": Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.
Nguyên tắc âm dương: côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi - vì phải trương cơ liên tục).
Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát: Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.
Nguyên tắc Đẳng thế: Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay, do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông & vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo, nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc "nhất thể", nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.
Ngoài ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của vật lý học như lực ly tâm (cánh tay đòn), phản lực; điểm tập trung lực, sự hợp lực, sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn, nguyên tắc khống chế côn nhị khúc, phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện và thi đấu

LÃO DỰ
User avatar
laodurockqn
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 484
Joined: Sat Jan 12, 2008 2:42 pm
Blog: View Blog (1)
Top

Re: Yến Phi Quyền - Võ cổ truyền Bình Định

Postby laodurockqn on Mon Aug 11, 2008 4:18 pm


LÃO DỰ
User avatar
laodurockqn
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 484
Joined: Sat Jan 12, 2008 2:42 pm
Blog: View Blog (1)
Top


Post a reply

Smilies
em22 em36 em26 em39 em29 em35 em31 em34 em32 :D :) ;) :( :o :shock: :? 8-) :lol: :x :P :oops: :cry: :evil: :twisted: :roll: :!: :?: :idea: :arrow: :| :mrgreen: :geek: :ugeek:
Quote Selected
 

Return to Võ thuật và võ nhân Bình Định

Who is online

Users browsing this forum: Alexa [Bot] and 0 guests