Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Re: Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Postby nghiabinh » Sat Sep 06, 2008 1:27 pm

TOQuyninh
hàng đứng từ trái qua:Kim Đức,A DŨNG(BD) C MINH(đong tháp)văn cường(bình định)công vinh(đường sắt việt nam,nay là hlv HNACB)văn mùi(công an TP)thanh nhạc(đồng tháp)tuấn huế hữu thắng (slna) huỳnh đức(catp) mạnh cường(thecong),hoàng bửu (csg)
hàng ngồi từ trái qua:quốc cường(đồngthap) kiên hùng(hảiquan)hồng sơn(thểcong)chí bảo(catp)anh trung(hảiquan) tấn thành(đồngthap) minh chiến(catp) đỗ khải(haiquan) hữu đang(khánhhoa) liêm thanh(catp)
nghiabinh
Thành viên
 
Posts: 37
Joined: Thu Aug 28, 2008 1:17 pm
Has thanked: 0 time
Have thanks: 0 time
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Postby bossfan » Sat Sep 06, 2008 1:40 pm

Thủ môn thứ 2 là Nguyễn Văn Đông của CATP, nay là trọng tài. Bên trái ChiBảo hình như không phải Hồng Sơn
bossfan
Thành viên
 
Posts: 72
Joined: Tue Jan 29, 2008 2:55 am
Has thanked: 0 time
Have thanks: 0 time
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby ton » Sun Sep 07, 2008 7:26 am

Tôi là thế hệ 6x, cũng có vài ký ức về đội CNBĐ.
- Thủ môn đội lâm nghiệp BĐ là Lân móm sau này đã đi ra nước ngoài năm 1980- Lúc này DNH mới xuất hiện chơi cho đội bóng trường Trưng Vương.
- Trận đấu được xem đầu tiên trên sân Vận động Quy nhơn là trận CNNB và Cu ba ( thua 1-5) vào năm 1976.
- trận đấu đá đèn đầu tiên 1983 với CA HN ( thua 1-3)
- Giải trường sơn Tống Anh Hoàng vua phá lưới với 5 bàn thắng (trận căng nhất là đá với Đà Nẵng có Trần Vũ )
- giải này đội hình có thủ môn Lân móm, hâu vệ Lê thanh Huy, Sơn địa, Minh bảy, tiền vệ Phan kim Lân, Đặng gia Mẫn, tiền đạo Tống Anh Hoàng và nguyễn Ngọc Thiện....
- trận hay nhất là đá với giangirit của liên xô cũ, Thủ môn DNH cứu thua không dưới 10 lần.
- trận đấu thất vọng nhất là trận đấu với Đồng tháp thua 0-3 rớt hạng.
Bây giờ không theo dõi nhiều bằng trước đây, tuy nhiên biệt danh "ngưa ô" chỉ xứng danh với lứa 1: DNHùng, TAHoàng, NNThiện, Phan kim Lân, đặng gia Mẫn, Lê trọng Tuấn và Lứa 2: nguyễn văn Cường, Nguyễn Công Long, Phan tôn quyền, Nguyễn Kim đức, Hoánh, phạm Hữu Lộc, tạ mạnh Thôi.. phai nhạt dần đến lứa Trần Minh Quang, Hùng tiếc canh, Minh mính, Hiển, và mất bản sắc là thanh sang, tài, vĩnh lợi, kim bình (ít quá nhi......
Trách nhiệm của thể thao Bình định là phải tạo lại bản sắc của Bình định trước đây....khó lắm thay nhưng vẫn còn 1 người tâm huyết đó là DNH.... chắc phải qua 2010
Last edited by ton on Mon Sep 08, 2008 5:47 am, edited 1 time in total.
ton
Thành viên
 
Posts: 29
Joined: Sat Sep 06, 2008 6:42 am
Has thanked: 0 time
Have thanks: 0 time
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby Quy Ninh » Sun Sep 07, 2008 8:38 am

ton wrote:- trận đấu đá đèn đầu tiên 1983 với CA HN ( thua 1-3)
- Giải trường sơn Tống Anh Hoàng vua phá lưới với 5 bàn thắng (trận căng nhất là đá với Đà Nẵng có Trần Vũ )
- trận hay nhất là đá với giangirit của liên xô cũ, Thủ môn DNH cứu thua không dưới 10 lần.

Đúng là hâm nóng những ký ức
Ko biết anh ton có còn nhớ câu nói xuất hiện sau khi Giải Trường Sơn kết thúc , về sự xuất sắc của các thủ môn miền trung: " Nhất lé , nhì lùn , tam hô , tứ sún "
*Nhất lé : Lộc của đội Phú Khánh ;
*Nhì lùn : Thái Long của đội Quảng Nam - Đà Nẳng ;
*Tam hô : Lân móm của đội Bình Định ;
*Tứ sún : ? của đội Thừa Thiên - Huế .
Quy Ninh
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 2035
Joined: Sat Mar 22, 2008 9:03 am
Location: Quy Ninh - Gia Định
Has thanked: 0 time
Have thanks: 2 times
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby turbo » Tue Sep 09, 2008 3:50 pm

ton wrote:- trận đấu đá đèn đầu tiên 1983 với CA HN ( thua 1-3)

30.000 khán giả đã có mặt trong trận đấu đó (mặc dù có tường thuật trên đài phát thanh Nghĩa Bình). Tôi còn nhớ dàn đèn đã nổ bể không ít, mảnh vụn rơi lên đầu khán giả (năm đó tôi mới 11 tuổi)
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby zizou » Thu Oct 02, 2008 12:56 pm

ton wrote:...
- trận hay nhất là đá với giangirit của liên xô cũ, Thủ môn DNH cứu thua không dưới 10 lần.
...



không biết có phải trận này trời mưa tầm tả, thua 1-3 thì phải. trận này về sau nói vui là Mẫn "lùn" (Đặng Gia Mẫn, cha của Đặng Phương Nam) đi bóng chui qua háng hậu vệ của đội bạn.

Lúc này Hùng 'cầy' đã bị gãy tay rồi ?
Image
zizou
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1374
Joined: Tue Apr 03, 2007 12:56 pm
Location: Quy Nhon
Has thanked: 21 times
Have thanks: 29 times
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby Đồ Bàn » Thu Oct 02, 2008 1:01 pm

zizou wrote:
ton wrote:...
- trận hay nhất là đá với giangirit của liên xô cũ, Thủ môn DNH cứu thua không dưới 10 lần....
không biết có phải trận này trời mưa tầm tả, thua 1-3 thì phải. trận này về sau nói vui là Mẫn "lùn" (Đặng Gia Mẫn, cha của Đặng Phương Nam) đi bóng chui qua háng hậu vệ của đội bạn.Lúc này Hùng 'cầy' đã bị gãy tay rồi ?

Lúc này Hùng 'cầy' đã bị gãy tay rồi ? Ồ , ko phải , Hùng "cầy" bị gãy tay trong trận gặp Sở Công Nghiệp TPHCM trên sân Nha Trang (chưa gãy đâu , sau này thì phải .trận gặp Gianghirit tôi ko xem )
Đồ Bàn
Thành viên
 
Posts: 39
Joined: Fri Sep 19, 2008 11:38 am
Has thanked: 0 time
Have thanks: 0 time
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby bundooroo » Thu Oct 02, 2008 1:03 pm

Nhắc chuyện trời mưa mới nhớ, năm nào đó Công nhân Nghĩa Bình đá giao hữu với đội Bông Lúa của Liên Xô thì phải, trời mưa tầm tã, trận đó CNNB thắng còn các cầu thủ to cao của đội bạn thì té oạch oạch thấy thương luôn.
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7269
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 643 times
Have thanks: 303 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby bundooroo » Thu Oct 02, 2008 1:13 pm

Đồ Bàn wrote:
zizou wrote:
ton wrote:...
- trận hay nhất là đá với giangirit của liên xô cũ, Thủ môn DNH cứu thua không dưới 10 lần....
không biết có phải trận này trời mưa tầm tả, thua 1-3 thì phải. trận này về sau nói vui là Mẫn "lùn" (Đặng Gia Mẫn, cha của Đặng Phương Nam) đi bóng chui qua háng hậu vệ của đội bạn.Lúc này Hùng 'cầy' đã bị gãy tay rồi ?

Lúc này Hùng 'cầy' đã bị gãy tay rồi ? Ồ , ko phải , Hùng "cầy" bị gãy tay trong trận gặp Sở Công Nghiệp TPHCM trên sân Nha Trang (chưa gãy đâu , sau này thì phải .trận gặp Gianghirit tôi ko xem )



RO còn nhớ rất rõ, thời đó chưa có điện thoại di động với lại internet như bây giờ, để biết kết quả thi đấu mọi người thường tụ tập ra trước cổng SVD ngã tư Tăng Bạt Hổ - Lê Hồng Phong để nghe kết quả, thường là kết quả được người của đội bóng gọi về Sở, sau đó thông báo lại. RO thường hay canh me khoảng 6-7g đạp xe ra đó coi tin tức. Thời đó cũng chưa có diễn đàn binhdinhffc nên chủ yếu bình loạn với thông tin hành lang đều diễn ra tại cái góc nhỏ trước sân.

Kể ra thì chờ đến bản tin 6g để nghe kết quả cũng được, thường bắt đầu bằng 1 khúc nhạc rộn ràng, và câu mở đầu là "chiều nay, trên các sân cỏ của cả nước đã diễn ra các trận đấu của giải A1 toàn quốc....". Thường thì các kết quả sẽ được đọc theo tứ tự các sân từ Bắc vào Nam, nên đọc đến đâu nín thở đến đó. Tuy nhiên ngồi tụ tập với mấy anh, mấy chú bình loạn, ngóng tin thì vẫn thú hơn nhiều.

Thường thì tin Bình Định thắng trận sẽ được cập nhật nhanh lắm, nếu thắng là hầu như có liền, còn nếu thua thì chờ thiệt lâu, nên khi nào tin chậm đưa về thì coi như bữa đó Bình Định thua.

Còn nhớ hôm Dương Hùng bị gãy tay, tin tức đưa về trước sân vận động, ai nấy đều bàng hoàng. Rồi sau đó nhiều người đã tụ tập và chờ đến khi thấy tận mắt Dương Hùng được đưa về Quy Nhơn.
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7269
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 643 times
Have thanks: 303 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby changtraibien » Fri Oct 03, 2008 2:11 am

Đúng là thời đó, người Quy Nhơn hâm mộ cuồng nhiệt thật. Biết đến bao giờ mới thấy lại đựơc cảnh tượng, hàng trăm người kéo lên tận Ga Diêu Trì để đưa rước những người con đất Võ trở về, và cùng nhau diễu hành trên khắp các đường phố Quy nhơn? ôi, nghĩ lại mà thấy buồn.
Fan hâm mộ cuồng nhiệt của Quỷ Đỏ Liverpool...
User avatar
changtraibien
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 5252
Joined: Sun Apr 11, 2004 3:10 pm
Location: Âm tào - Địa phủ.
Has thanked: 50 times
Have thanks: 57 times
Blog: View Blog (9)
Fan of: Liverpool, Bình Định, BinhDinhFFC.......
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby bundooroo » Wed Oct 08, 2008 2:20 pm

changtraibien wrote:Đúng là thời đó, người Quy Nhơn hâm mộ cuồng nhiệt thật. Biết đến bao giờ mới thấy lại đựơc cảnh tượng, hàng trăm người kéo lên tận Ga Diêu Trì để đưa rước những người con đất Võ trở về, và cùng nhau diễu hành trên khắp các đường phố Quy nhơn? ôi, nghĩ lại mà thấy buồn.


Khu vực Diêu Trì - Phú Tài ngày nào còn chứng kiến cảnh người hâm mộ Bình Định đòi chặn xe 43 của Quảng Nam - Đà Nẵng vì vụ phản kéo "giết" Bình Định năm 1994, khi đó Đà Nẵng phải đi tàu, để xe không chạy về Đà Nẵng!
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7269
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 643 times
Have thanks: 303 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby bundooroo » Wed Feb 04, 2009 12:08 pm

TIỀN ĐẠO TRƯƠNG ANH ĐẠT:
Người ghi bàn thắng thứ 1.000 tại Giải Bóng đá A1 Toàn quốc



Xuất thân từ bóng đá phong trào, sau đó đầu quân cho “ngựa ô” Công nhân Nghĩa Bình, tiền đạo Trương Anh Đạt đã đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam với tư cách là cầu thủ ghi bàn thắng thứ 1.000 tại Giải Bóng đá A1 Toàn quốc. 25 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về ngày xưa vẫn hiện về trọn vẹn trong tâm thức của cầu thủ từng mang áo số 11 của đội bóng đất Võ.


Trương Anh Đạt (thứ năm từ trái sang) sau trận thắng Thể Công trên sân Nha Trang vào năm 1984. Ảnh do nhân vật cung cấp
Image


Một tài năng bóng đá

Từ nhỏ, Trương Anh Đạt đã gắn chặt niềm đam mê với trái bóng tròn. Nhà ở gần biển, hàng ngày anh vẫn thường cùng bạn bè đồng trang lứa chơi bóng trên những bãi cát gần nhà ở khu 2 (phường Trần Phú, TP Quy Nhơn hiện nay). Nổi lên là một chân sút có hạng, anh được gọi vào chơi cho đội Thị xã Quy Nhơn, góp phần giúp đội bóng này Vô địch 4 lần liên tiếp ở những giải bóng đá toàn tỉnh đầu tiên (từ năm 1976 đến 1979). Điều đặc biệt là mùa nào anh cũng là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội Thị xã Quy Nhơn.

Năm 1980, giấc mơ được chơi bóng đá “chuyên nghiệp” đã trở thành hiện thực với anh, khi anh được gọi vào đội bóng đất Võ, cùng lứa với Dương Ngọc Hùng. Do còn ít tuổi, ở mùa đầu tiên, anh được chọn tham dự Giải Bóng đá Trẻ Toàn quốc lần đầu tiên và cùng với đội trẻ Công nhân Nghĩa Bình giành chức Vô địch.

Thời đó, Đội Công nhân Nghĩa Bình có nhiều tiền đạo xuất sắc như: Nguyễn Ngọc Thiện, Đặng Gia Mẫn, Tống Anh Hoàng… Vì vậy, Trương Anh Đạt thường chỉ được vào sân từ băng ghế dự bị. Tuy vậy, cầu thủ dự bị “hạng sang” này vẫn thường thể hiện phong độ xuất sắc khi được trao cơ hội. Những pha bứt phá thần tốc, những đường chuyền thuận lợi cho đồng đội và những cú sút như trái phá của anh đã góp phần đem lại nhiều chiến thắng vang dội cho Đội, giúp Công nhân Nghĩa Bình trở thành một tập thể có lối chơi khó chịu vào bậc nhất thời bấy giờ trong làng bóng Việt Nam.

Mùa giải 1984 đáng nhớ

Ở Giải Bóng đá A1 Toàn quốc năm 1984, Công nhân Nghĩa Bình đã có lúc “lâm nguy”. Nếu để thua An Giang trên sân Đà Lạt, Đội sẽ phải xuống hạng. Áp lực là vậy, nhưng không ngờ đó lại là một trong những trận đấu đáng nhớ nhất, đem lại nhiều niềm vui nhất cho các cầu thủ Đội bóng đất Võ. Cựu tiền đạo Trương Anh Đạt nhớ lại: “Khi mới đặt chân đến Đà Lạt, Đội Công nhân Nghĩa Bình được lãnh đạo tỉnh (gồm nhiều vị quê ở Nghĩa Bình) đưa về tận trụ sở Ủy ban, gặp gỡ động viên. Bước vào trận đấu, bằng cú đánh đầu sở trường, tiền đạo Tống Anh Hoàng sớm đem về lợi thế cho Công nhân Nghĩa Bình. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đội bạn đã có bàn san bằng tỉ số. Đến phút 44, Lân “dzẽ” (Phan Kim Lân) đi bóng khéo léo qua hai hậu vệ đối phương, sau đó bấm bóng cho tôi thoát xuống, phá bẫy việt vị, sửa bóng vào góc xa. Ở tình huống đó, thủ môn của An Giang lao ra rất quyết liệt, nhưng tôi tránh được. Kết quả là bàn thắng vẫn được ghi, còn “người gác đền” của đội bóng miền Tây phải giải nghệ vì chấn thương nặng. Đến gần cuối trận, tôi chuyền bóng cho Nguyễn Ngọc Thiện, để anh hứng ngực, tung cú vôlê sở trường, ấn định chiến thắng 3-1 cho Công nhân Nghĩa Bình”. Bừng bừng khí thế sau trận cầu then chốt, ở trận đấu tiếp theo, Công nhân Nghĩa Bình tiếp tục hạ Thể Công (khi đó được xem là bất khả chiến bại ở Việt Nam) với tỉ số 2-1 tại Nha Trang, khiến tiền đạo Cao Cường của đội bóng Quân đội phải òa khóc trên sân.

Buổi sáng ngay sau trận đấu với An Giang, theo tin từ báo, đài, các cầu thủ Công nhân Nghĩa Bình mới biết Trương Anh Đạt là người ghi bàn thắng thứ 1.000 tại Giải A1 Toàn quốc. Thế là “nạn nhân” bị các đồng đội bắt khao một chầu cà phê hoành tráng. Trong lễ tổng kết Giải A1 năm đó (tổ chức tại sân Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh), Trương Anh Đạt được nhận giải thưởng gồm: bằng khen của Trung ương Đoàn và một bộ quần áo khoác thể thao. Cũng trong năm đó, anh còn được các đồng đội bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của Đội Công nhân Nghĩa Bình. Phần thưởng cho danh hiệu này là bằng khen của UBND tỉnh kèm 10.000 đồng và một chiếc xe đạp Cửu Long mà theo anh Đạt nếu so sánh với bây giờ có khi giá trị ngang tầm một chiếc Mercedes.



Trương Anh Đạt lần giở những kỷ niệm khi còn chơi cho Công nhân Nghĩa Bình. Ảnh: L.C
Image

Vất vả mưu sinh thời hậu bóng đá

Chia tay với bóng đá vào năm 1988, không có nghề ngỗng gì trong tay, Sở TDTT lại bố trí công việc không phù hợp, Trương Anh Đạt đành về nhà phụ vợ buôn bán nhỏ. Miệt mài làm lụng, nhưng với lưng vốn ít ỏi, hai vợ chồng chật vật nuôi 3 đứa con ăn học. Dù vậy, anh vẫn rất tích cực tham gia công tác ở địa phương, hiện kiêm nhiệm hai chức danh là ông “hội đồng” phường Quang Trung và là một Khu vực trưởng gương mẫu.

Lặng lẽ ngày ngày cùng vợ chăm lo cho quán bánh xèo trước căn nhà nhỏ, trong khu tái định cư xóm Tiêu, không ai còn nhận ra một Trương Anh Đạt vốn từng tung hoành ngang dọc trên các sân cỏ cả nước trước đây. Bóng đá đã cho anh rất nhiều niềm vui và cũng lấy đi của anh rất nhiều. Nhưng với Trương Anh Đạt, vị ngọt của những kỷ niệm khó quên trong màu áo Công nhân Nghĩa Bình sẽ theo anh suốt đời.

Lê Cường
http://www.baobinhdinh.com.vn/thethao/2009/2/71447/
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7269
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 643 times
Have thanks: 303 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby bundooroo » Sun Feb 22, 2009 11:16 am

ĐỘI BÓNG ĐÁ HUYỆN TÂY SƠN:
Nhớ một thời vang danh



Tây Sơn là địa phương đóng góp cho đội bóng đá tỉnh ta nhiều cầu thủ. Nhiều năm liền các cầu thủ trưởng thành từ đội bóng đá của huyện Tây Sơn như: Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Minh Cảnh, Nguyễn Tiến Đức... thường xuyên được người hâm mộ nhắc đến với tình cảm trân trọng khi “điểm danh” đội bóng Công nhân Nghĩa Bình. Nhiều năm đã trôi qua, nhưng nhắc lại những tên tuổi cũ nhiều người vẫn rưng rưng…

Được thành lập vào năm 1976, đội bóng huyện Tây Sơn là nơi tập hợp những VĐV trưởng thành từ phong trào tại thị trấn, từ tuyến xã và các trường học. Tuy là đội phong trào cấp huyện, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo và sự hỗ trợ tích cực của các Mạnh Thường Quân, nên toàn đội sinh hoạt theo chế độ tập trung ăn, nghỉ tại chỗ trước những trận đấu giao hữu và giải cấp tỉnh.


Đội bóng đá lão tướng huyện Tây Sơn trong một trận đấu giao hữu.
Image

Nhờ ổn định về chế độ ăn uống, sinh hoạt nên ngày đó hoạt động của đội bóng đá huyện Tây Sơn rất sôi nổi. Đội thường xuyên thi đấu giao hữu với các đội trong và ngoài tỉnh như: Tây Ninh, Nông Trường Bàu Kạn (Gia Lai), quận Bình Thạnh (TPHCM), Sông Cầu, Ô tô Bắc Nghĩa Bình…. Đó đều là những trận đấu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ. Một trong những thành tích nổi bật của đội bóng Tây Sơn là Vô địch Giải Bóng đá truyền thống tỉnh Nghĩa Bình năm 1978. Giải này có trên 20 đội tham gia. Cho đến nay, đây là thành tích cao nhất của bóng đá Tây Sơn.

Với người hâm mộ bóng đá Tây Sơn lúc bấy giờ, nhắc đến đội bóng của huyện nhà không thể không nhắc đến những thần tượng mà về sau không ít người trong họ đã trở thành nòng cốt của đội Công nhân Nghĩa Bình như: Trần Vũ Sanh, Nguyễn Ngọc Thiện; bốn anh em nhà họ Nguyễn: Tiến Đức, Đình Dung, Đình Dũng, Văn Phước; những cầu thủ thi đấu nhiệt tình, chắc chắn như Phương, Sa, Hiến… Ngay cả một số cầu thủ của đội trẻ Công nhân Nghĩa Bình như Đình Dung, Quốc Sơn, Công Long…. cũng để lại trong lòng người hâm mộ nhiều kỷ niệm đẹp.

Có một điều mà đến nay ít người biết: sự thành công trong hoạt động của đội bóng khi ấy, có sự đóng góp to lớn của những nhà Mạnh Thường Quân tâm huyết. Những người như chú Sáu Thung, Thanh Lợi, Sáu Câu luôn theo sát đội bóng từ tập luyện đến thi đấu, động viên tinh thần cho các cầu thủ, ủng hộ và hỗ trợ vật chất khi đội bóng khó khăn về kinh phí. Chính nhờ sự hậu thuẫn to lớn từ “tiền tuyến”, nên Ban huấn luyện và các cầu thủ luôn yên tâm để thi đấu hết mình, cống hiến những trận cầu hay và chất lượng cho khán giả nhà.

Bước sang những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, do nhiều khó khăn, hoạt động của đội bóng đá huyện Tây Sơn có dấu hiệu chững lại và đi xuống. Một số cầu thủ trong đội có nhiệt huyết với phong trào đã lớn tuổi, hầu hết nghỉ và lo làm ăn kinh tế, số khác trưởng thành từ các giải phong trào phải đi học hoặc đi làm xa. Bên cạnh đó, các Mạnh Thường Quân cũng khó khăn về kinh tế, nên hoạt động của đội phụ thuộc vào ngân sách eo hẹp của ngành TDTT. Với những khó khăn gặp phải, đội bóng đá huyện Tây Sơn chỉ tồn tại ở mức độ phong trào cho đến nay. Anh Kim Thành, một thành viên trong đội bóng Tây Sơn, tâm sự: “Bóng đá đã ăn sâu vào ký ức của mỗi người, thời vang danh của bóng đá Tây Sơn có quá nhiều kỷ niệm đẹp. Sau khi giã từ nghề cầu thủ, chúng tôi vẫn coi nhau như anh em một nhà”.

Trong số những ngôi sao bóng đá một thời của Tây Sơn ngày xưa, nay chỉ có Nguyễn Tiến Đức còn là cộng tác viên của Trung tâm VH-TT-TT huyện Tây Sơn. Anh Đức phụ trách lớp năng khiếu bóng đá, làm vệ tinh phát hiện tài năng cho Trường Năng khiếu TDTT tỉnh. Để thắt chặt tình đồng đội, những cầu thủ năm nào đã cùng nhau “xỏ giày” thành lập nên đội bóng lão tướng huyện Tây Sơn. Năm 2007, Trung tâm VH-TT-TT huyện Tây Sơn và thị xã An Khê (Gia Lai) đã tổ chức thành công trận thi đấu bóng đá giao lưu giữa hai đội lão tướng, nhằm ôn lại quá khứ, tôn vinh đóng góp của thế hệ cầu thủ trong những ngày đầu tái thiết xây dựng quê hương sau chiến tranh. Họ ôm nhau tay bắt mặt mừng, một trận đấu kết chặt những giá trị tình cảm mà thời gian không thể làm nhạt phai.

Casa - Thiên Trúc - Báo Bình Định
http://www.baobinhdinh.com.vn/thethao/2009/2/72152/
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7269
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 643 times
Have thanks: 303 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby bundooroo » Tue Mar 03, 2009 4:47 am

Giải hạng nhất QG 2009: Bóng đá đất Võ thời hậu Lê


(TT&VH) - Bóng đá đất Võ từ thuở bao cấp đến thời chuyên nghiệp mang đậm dấu ấn của 3 nhân vật đều họ Lê. Lúc nhân vật cuối cùng, ông Bảy Minh (Lê Văn Minh) rời đội bóng về làm Phó GĐ Sở Nội vụ Tỉnh, bóng đá Bình Định đang ở giai đoạn thách thức nhất.

Cầu thủ trẻ bây giờ không có ký ức về giai đoạn ông Lê Thì làm Giám đốc Sở TDTT Bình Định. Sinh thời, cụ có thói quen mỗi chiều đạp xe lòng vòng tập thể dục trên sân Quy Nhơn. Người lớn trông thấy kính cẩn gọi “Bố Thì” làm cánh trẻ thấy thế cũng nghiêng mình gọi theo.

Bóng đá Việt Nam, để dân trong nghề đặt biệt danh không phải ai cũng có. Cụ Thì ngày xưa được coi là “tam đa” của bóng đá miền Trung: “ke như Phán (Quảng Nam - Đà Nẵng), láng như Thì (Nghĩa Bình), Lì như Lộc (Phú Khánh)…”
Cụ Thì chính là ông Giám đốc ngành thể thao trụ lâu nhất ở đất Võ- 14 năm ( từ 1979-1993). Sau ngày đất nước thống nhất, ông được điều chuyển từ Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục TDTT về Ty TDTT Nghĩa Bình. Từ đó đến ngày về hưu, ông đã đóng góp rất nhiều công sức để gây dựng nền thể thao ở Bình Định. Dù đã về trời, nhưng dấu ấn của ông vẫn còn ở đất Võ. Người ta nhìn sân vận động Quy Nhơn, cái dàn đèn, hồ bơi bây giờ, lại nhớ đến công ông Lê Thì. Đây được xem là hai công trình hiện đại, hoành tráng hàng đầu Việt Nam thời đó.

Ông Trưởng đoàn họ Đinh, kiêm Phó GĐ Sở VHTT&DL của Bình Định,
mang trọng trách tiếp nối truyền thống “nhà Lê”...

Image

Còn trong bóng đá, biệt danh “láng như Thì” không chỉ mô tả về phong cách phong lưu của ông, mà còn có ý nghĩa về sự dám “chơi xả láng” cả trong thời bao cấp. Dù là địa phương tỉnh lẻ, nhưng cái tài của cụ Thì là biết vun vén, vận động tài chính nên cầu thủ đất Võ không bị cái đói khổ hành hạ như nhiều đội bóng khác. Công Nhân Quảng Nam- Đà Nẵng thời đó khét tiếng, nhưng khi ở cùng khách sạn, cùng đi ăn, thấy bàn của quân ông Thì lé cả mắt vì sang hơn hẳn. Chỉ chừng ấy cũng đủ hiểu vì sao thời ấy đội bóng đất Võ tập hợp được lực lượng, trở thành chú ngựa ô của bóng đá nước nhà.

Sau khi “bố Thì” nghỉ hưu, thay thế ông cũng là một người họ Lê, ông Lê Hồng Khanh. Ông Khanh làm GĐ từ năm 1993-1998, không để lại dấu ấn đáng kể. Còn đội bóng đã phải rớt hạng, nổi tiếng với vụ tẩy chay vòng chung kết ngược năm 1995. Ông Khanh đi, thời của sếp Bảy Minh bắt đầu từ năm 1998.

GĐ Lê Văn Minh chính là đệ tử chân truyền của “bố Thì”. Ông cũng có tài tổ chức, liệu cơm gắp mắm khi bóng đá nước nhà đang ở cảnh tranh tối tranh sáng giữa bao cấp và chuyên nghiệp. Vị GĐ này cùng HLV Dương Ngọc Hùng sát cánh bên nhau, tạo thành cặp song kiếm hợp bích. Bình Định dưới triều đại Bảy Minh- Dương Ngọc Hùng có lối chơi cũng rất khó chịu. Lên hạng chuyên nghiệp năm 2001, họ đã hai lần đoạt Cúp QG. Đấy là chiến tích đáng nể.

Là người nắm rõ bóng đá Bình Định từ chân tơ kẽ tóc, tất nhiên sếp Bảy Minh thừa hiểu cái vận của đội bóng khó tránh khỏi một kết thúc không có hậu nếu chẳng có biến chuyển gì về cơ chế, nhất là chế độ đãi ngộ với HLV cầu thủ. Ngay khi chưa nhập 3 Sở làm 1, người ta đã biết ông Minh sẽ rời Sở TDTT cũ, chia tay với sự nghiệp thể thao. Sếp Bảy Minh là một trường hợp khá hiếm hoi, xuất thân từ cầu thủ để rồi sang làm quan ở Tỉnh, với lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.

Bóng đá Bình Định bây giờ không có nhân vật đặc biệt nào kiểu như “bố Thì” và ông Bảy Minh. Sự hiện diện của Phó GĐ Sở văn hóa- Thể thao& Du lịch, kiêm trưởng đoàn Đinh Khắc Diện, mang ý nghĩa khác. Tiếng nói của ông Diện với cầu thủ lọt vào tai này lập tức đi sang tai khác. Tất cả mọi hoạt động của đội bóng bây giờ đều do HLV Dương Ngọc Hùng lo cả. Cần đề đạt vấn đề gì hệ trọng về đội bóng, ông Hùng đều trực tiếp lên Tỉnh làm việc.

Trong cơn khủng hoảng chưa có điểm dừng của bóng đá đất Võ, việc ông Hùng tập hợp được lực lượng, đấy là điều đáng mừng. Nhưng với một đội bóng không có sự thay đổi về chế độ, cơ chế như Bình Định, e rằng dù thương thầy Hùng đến mấy, đến lúc các cầu thủ cũng phải sút giảm nhiệt huyết, bởi họ còn phải lo cho bản thân mình.

Hẳn HLV Dương Ngọc Hùng cũng cảm nhận được cái viễn cảnh ấy khó tránh khỏi nói trên. Nhưng thời điểm này tiếp xúc, thấy ông vẫn lạc quan. Ông tin sự tận hiến của các học trò sẽ được ghi nhận, tưởng thưởng xứng đáng nếu như họ hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo tỉnh và nhân dân tỉnh mong đợi. Trước mắt, là mục tiêu giành quyền lên chuyên nghiệp trở lại trong mùa giải năm nay.

Hữu Quý

(Thể thao Văn hóa http://www.thethaovanhoa.vn/145N2009022 ... hau-Le.htm)
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7269
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 643 times
Have thanks: 303 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby Casanova » Wed Mar 11, 2009 2:45 pm

Cho em hỏi năm 2001 - 2002, năm mà Bình Định lên chuyên, lúc đó hai cầu thủ Khoa Thanh và Thanh Tú ở đâu ? Có nằm trong thành phần đội Bình Định ko ?

Giàn thiêu của Chúa
User avatar
Casanova
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 4097
Joined: Wed Mar 30, 2005 9:04 am
Location: Quy Nhơn - Bình Định
Has thanked: 4 times
Have thanks: 45 times
Blog: View Blog (33)
Fan of: Bình Định, Manchester United
Top

Re: Tư liệu và Ký ức về đội Bình Định!

Postby Hai_HuongBinh » Fri Mar 13, 2009 12:42 am

Casanova wrote:Cho em hỏi năm 2001 - 2002, năm mà Bình Định lên chuyên, lúc đó hai cầu thủ Khoa Thanh và Thanh Tú ở đâu ? Có nằm trong thành phần đội Bình Định ko ?

Sa nhà báo Casa không phỏng vấn trực tiếp nhỉ. Đi bộ qua ngồi tỉ tê là ra hết
User avatar
Hai_HuongBinh
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1468
Joined: Sat Jan 29, 2005 7:52 am
Location: Nơi tôi sinh ra
Has thanked: 37 times
Have thanks: 44 times
Blog: View Blog (0)
Fan of: Bình Định và Việt Nam
Top

Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Postby bin2003 » Fri Jun 19, 2009 10:19 pm

Một thời tung hoành sân cỏ
Ông giáo trẻ và nghiệp “quần đùi áo số”

Image
Mẫn “lùn” hàng đứng, thứ 2 từ phải qua
(Công nghiệp Hà Nam Ninh)
Đặng Gia Mẫn, hay còn được gọi là Mẫn “lùn”, trước khi là cầu thủ, ông làm giảng viên Toán hai năm, rồi mới chính thức chơi bóng đá đỉnh cao. Ông cũng chính là bố 2 cầu thủ từng khoác áo Thể Công Đặng Phương Nam và Đặng Thanh Phương.

Không ít người đến giờ này vẫn nghi ngờ về câu chuyện Mẫn “lùn” từng dạy Toán, rồi mới đi đá bóng, ở tuổi 25. Sự thật là vậy! Câu chuyện về cuộc đời cựu cầu thủ Công nhân Nghĩa Bình, Công nghiệp Hà Nam Ninh bắt đầu từ những năm miền Bắc chìm trong khói bom lửa đạn. Năm 1968, từ Nam Định, ông được cử đi thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc rồi vào Nghệ An học chuyên Toán ở trường Đại học Sư phạm Vinh (1968-1971).

Sau khi lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên đội Sông Lam Nghệ Tĩnh (chơi hạng A2) dù rất đam mê bóng đá, nhưng ông Mẫn khi đó xác định nghề giáo mới là công việc thích hợp nhất với mình, thay vì “lăn” cùng trái bóng. Đến khi về Thanh Hóa, Mẫn “lùn” một lần nữa lại lọt vào tầm ngắm của “thợ săn” Văn Sỹ Chi. Cựu cầu thủ Thể Công, bố của bộ ba Văn Sỹ Hùng - Sơn - Thủy, khi ấy đang dẫn dắt CA Thanh Hóa (chơi hạng A1), rủ rê ông giáo trẻ bỏ dạy học, chuyển sang đá bóng. Chẳng biết ông Chi tỉ tê thế nào khiến Mẫn “lùn” bùi tai, chấp nhận... đi đá bóng.

Ngày 15.12.1976, trùng ngày sinh nhật Đặng Phương Nam, ông giáo trẻ một lần nữa nhận quyết định lên đường nhận công tác mới: vào dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Quy Nhơn (Bình Định). Miền Trung với những đụn cát và cái nắng oi ả không làm giảm niềm đam mê với trái bóng của Đặng Gia Mẫn. Chỉ có điều, ở đây, anh giáo gặp được những người bạn “hợp jeux”, như Phan Kim Lân, Dương Ngọc Hùng, trên sân bóng. Và lần này, Mẫn “lùn” bén duyên với nghiệp “quần đùi áo số”. Hai năm liên tiếp (1977-1978), Đặng Gia Mẫn song hành hai vai: giảng viên dạy Toán và tả biên đội Lâm nghiệp Nghĩa Bình.
Đặng Gia Mẫn, sinh ngày 18.8.1953, VĐQG cùng Công nghiệp Hà Nam Ninh năm 1985, chơi nổi bật ở biên trái trong giai đoạn 1982-1986, từng ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt khi khoác áo Nghĩa Bình và CN Hà Nam Ninh. Mẫn là mẫu cầu thủ “văn võ toàn tài” khi vừa dạy học vừa chơi bóng đỉnh cao một cách ấn tượng.

Kể về quãng thời gian chơi bóng ở Bình Định khi ấy, ông Mẫn không khỏi thích thú nhớ lại: “Không phải đến những năm đầu 2000, khi Bình Định chơi bóng ở V-League thì mới mang danh “ngựa ô” đâu nhé. Mà từ những năm cuối thập niên 70, Nghĩa Bình đã là “hiện tượng” của làng bóng đá Việt Nam. Năm 1979, khi Lâm nghiệp giải thể, chuyển thành Công nhân Nghĩa Bình tham dự giải khu vực miền Trung, chọn đại diện vào đấu bảng ở VCK mùa giải 1980, bất ngờ là Quảng Nam - Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế lại không giành được suất, mà là Công nhân Nghĩa Bình và Phú Khánh. Đến lúc vào VCK, Nghĩa Bình hòa Tiền Giang (2 lượt 0-0), hòa Cảng Sài Gòn 2-2 và thắng lượt về 1-0. Thú vị nhất là trận thắng QK3, một đội bóng mạnh miền Bắc lúc đó, với tỷ số 2-1 ở vòng 5 của bảng A”.

Ông Mẫn cho rằng chính nhờ dạy môn toán nên trên sân bóng ông tính toán các đường bóng rất nhanh, xử lý khéo léo và chính xác như toán học. Cũng nhờ tư duy của một thầy giáo mà khi chơi bóng, ông không hề sợ sệt đối phương. Ngược lại, ông luôn phán đoán đón điểm rơi từ những đường chuyền của đồng đội rất hợp lý và tạt ngược trở lại như đặt bóng vào chân đồng đội để ghi bàn!

Tự hào với pha ghi bàn

Cũng chính vì cách chơi bóng khó chịu ấy, Công nhân Nghĩa Bình được đại diện cho bóng đá miền Trung, thi đấu giao hữu với ĐT Cuba, sang Việt Nam tham dự giải SKDA 1979. Theo ông Mẫn, buổi chiều thi đấu hôm đó, khán giả sân Quy Nhơn đến chật kín các khán đài, ngồi xuống cả đường piste rải than xỉ để xem bóng đá. Công nhân Nghĩa Bình, có 3 cầu thủ CAHN tăng cường, mặc dù rất cố gắng, nhưng vẫn thua thảm hại 1-5. Bàn thắng duy nhất của đội được thực hiện bởi Điệp “lùn” (CAHN), từ một pha dốc biên của Mẫn “lùn”. “Khi đó, bóng trôi xuôi theo đường biên dọc, tôi bứt tốc độ qua hậu vệ đối phương, tới ngang khu cấm địa, vừa chạy vừa thực hiện quả tạt chìm, bóng cắt chéo ngược về phía sau. Anh Điệp như “từ trên trời rơi xuống” lao tới sút căng. Thủ môn đội bạn bàng hoàng, sững sờ mất một lúc, rồi mới vào lưới nhặt bóng”, ông Mẫn nhớ lại.

Chơi ở Công nhân Nghĩa Bình 5 mùa giải, Mẫn “lùn” chính thức “hồi cư” về thi đấu cho Công nghiệp Hà Nam Ninh và góp công vào chức VĐQG (1985) đầu tiên và duy nhất của đội bóng. Đến bây giờ, khi nhớ lại thời hào hùng, Dũng “Toát” (Vua phá lưới năm 1985 - 15 bàn/16 trận) vẫn phải thừa nhận: “Nếu không có Mẫn “lùn” và Trọng Nghĩa chỉ chuyên phục vụ: tạt bóng bổng, chìm để Dũng dứt điểm, thì danh hiệu đó có thể cũng không đạt được”.

Chơi tả biên và trong đội hình có một trung phong hiệu quả nhưng... lười chạy như Nguyễn Văn Dũng, Mẫn “lùn” và đồng đội ít khi ghi bàn thắng. Nhưng Đặng Gia Mẫn vẫn hể hả và nheo mắt cười hóm hỉnh khi nhớ lại bàn thắng tâm đắc nhất trong sự nghiệp thi đấu của mình: “Trong trận CN Hà Nam Ninh hòa Tổng cục Đường Sắt 2-2 (1984) trên sân Thống Nhất. Lúc đó, tôi có bóng và vừa vượt qua được Phương “tròn” thì đối mặt với Chính “cối”. Chính “cối” khét tiếng “đánh” người thích nằm sân là nằm sân, muốn khiêng cáng có khiêng cáng. Hoảng quá! Đằng sau thì Phương “tròn” hùng hục đuổi theo. Trước mặt là Chính “cối” ào ào xông tới. Mình bị kẹp vào hai ông đó thì chỉ có nước rời sân theo phương song song với mặt sân. Cách khung thành 25m, quất đại quả chân trái, bóng hơi “ăn” mu lai má, đập trúng cột dọc lăn vào lưới. Hôm sau cố nhà báo Chánh Trinh bình luận: Thủ môn Trường Sinh có cao thêm nửa mét cũng không cản nổi”.

Tự hào với pha ghi bàn ấy, nhưng Đặng Gia Mẫn “kết” nhất vẫn là pha sút “cả Đặng Phương Nam và Đặng Thanh Phương về với Thể Công và có được sự nghiệp, danh tiếng như ngày hôm nay”. Nhiều người hâm mộ bóng đá chỉ biết mang máng chuyện “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, mà đâu biết thực hư chuyện Mẫn “lùn” bị kiểm điểm ra chi bộ, chuyển từ tổ huấn luyện qua tổ bảo vệ sân vì “tội” để Đặng Phương Nam nhập ngũ, rồi về với Thể Công. Phương Nam giờ không còn thi đấu cho Thể Công. Thanh Phương đang làm công tác huấn luyện cầu thủ trẻ. Ông Đặng Gia Mẫn cũng thôi nghiệp “gõ đầu trẻ” sau 11 năm dạy học cấp II ở trường Lương Thế Vinh và lâu lâu xuất hiện trên truyền hình làm bình luận viên bóng đá!


Thành Lương
Thanh Niên
User avatar
bin2003
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 2886
Joined: Wed Apr 14, 2004 12:55 am
Has thanked: 168 times
Have thanks: 176 times
Blog: View Blog (19)
Fan of: Bình Định, Chelsea
Top

Re: Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Postby My Lăng » Sat Jun 20, 2009 5:11 am

bin2003 wrote:Một thời tung hoành sân cỏ
Ông giáo trẻ và nghiệp “quần đùi áo số”

Đặng Gia Mẫn, hay còn được gọi là Mẫn “lùn”, trước khi là cầu thủ, ông làm giảng viên Toán hai năm, rồi mới chính thức chơi bóng đá đỉnh cao.
..............
Ngày 15.12.1976, trùng ngày sinh nhật Đặng Phương Nam, ông giáo trẻ một lần nữa nhận quyết định lên đường nhận công tác mới: vào dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Quy Nhơn (Bình Định). Miền Trung với những đụn cát và cái nắng oi ả không làm giảm niềm đam mê với trái bóng của Đặng Gia Mẫn. Chỉ có điều, ở đây, anh giáo gặp được những người bạn “hợp jeux”, như Phan Kim Lân, Dương Ngọc Hùng, trên sân bóng. Và lần này, Mẫn “lùn” bén duyên với nghiệp “quần đùi áo số”. Hai năm liên tiếp (1977-1978), Đặng Gia Mẫn song hành hai vai: giảng viên dạy Toán và tả biên đội Lâm nghiệp Nghĩa Bình.

Chi tiết này chưa được đúng lắm.
Ông Mẫn tham gia đội bóng Ty Giáo dục Bình Định (Cùng anh Lân dzẽ ) rồi sau đó khi các đội bóng Cảng Quy Nhơn, Ty Giao thông vận tải ....giải thể ông mới thi đấu cho Ty Lâm nghiệp Nghĩa Bình ( tiền thân của Công nhân Nghĩa Bình) , Bình Định lúc này còn đội bóng khác là Công An Bình Định. Thời điểm này đội bóng Ty Lâm nghiệp có thủ môn chính là Lân (móm), còn Dương Ngọc Hùng (Sn 1960) lúc này đang thi đấu cho .......trường cấp II & III Trưng Vương QN vì còn là học sinh.
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.

My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 996
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Has thanked: 21 times
Have thanks: 14 times
Blog: View Blog (0)
Top

Vua bắt phạt đền Dương Ngọc Hùng

Postby My Lăng » Wed Jun 24, 2009 9:05 am

Một thời tung hoành sân cỏ:
Vua bắt phạt đền Dương Ngọc Hùng

24/06/2009 0:56
Image
Một pha bay người cản bóng của Dương Ngọc Hùng - Ảnh: nhân vật cung cấp

Với niềm đam mê cháy bỏng từ thuở nhỏ cộng năng khiếu bẩm sinh, Dương Ngọc Hùng sớm bước vào làng bóng đá đỉnh cao và trở thành thủ môn để lại nhiều dấu ấn nhất trên sân cỏ cả nước.

Một thời thăng hoa

Trầm tĩnh, chân thành nhưng tràn đầy nhiệt huyết với nghề, đó là cảm nhận chung của không ít người khi mới gặp gỡ thủ môn tài hoa Dương Ngọc Hùng. Bộc bạch về một thời thăng hoa vào thập niên 80 thế kỷ trước, ông chỉ vắn tắt: "Có lẽ cũng nhờ may mắn!". Thế nhưng nếu chỉ may mắn thôi rõ ràng chưa đủ mà còn phải qua khổ luyện. Sự khổ luyện với những bài tập mà sau này ông đã truyền thụ lại, góp phần đào tạo nên những cái tên Nguyễn Văn Cường, Trần Minh Quang, Tô Vĩnh Lợi...

Chưa từng qua trường lớp năng khiếu về thể thao, khi mới tốt nghiệp phổ thông vào năm 1978, Dương Ngọc Hùng được tuyển thẳng vào đội Nghĩa Bình. Ông kể: "Hồi đi học chỉ tham gia đội bóng của trường, giữ gôn cho vui, cũng chưa nghĩ sẽ được thi đấu đỉnh cao. Một thời gian ngắn sau khi được giữ vị trí thủ môn của đội bóng thị xã Quy Nhơn, đi thi đấu thành công với các đội trong tỉnh, tôi mới được chú ý". Được góp sức cùng với các bậc đàn anh như Phan Kim Lân (Lân vẽ), Tống Anh Hoàng (Hoàng A), Đặng Gia Mẫn..., đội bóng Nghĩa Bình mà Dương Ngọc Hùng là thủ môn bắt chính nhanh chóng khẳng định uy thế. Năm 1980, Nghĩa Bình là một trong 2 đội bóng ở miền Trung (cùng với Phú Khánh) tham gia giải A1 toàn quốc lần đầu tiên. "Năm 1979 khi mới 19 tuổi, tôi đã tham gia trận đá giao hữu với CLB Quân đội trên sân Quy Nhơn. Lúc đó đối thủ mạnh lắm nhưng chung cuộc Nghĩa Bình thắng 2-1. Tôi đã chơi rất sung và sau trận đấu, tiền đạo Nguyễn Cao Cường đến bắt tay chúc mừng và chúng tôi kết bạn từ đó đến nay", ông nhớ lại.

Dương Ngọc Hùng sinh ngày 1.11.1960 tại Quy Nhơn; thủ môn đội tuyển quốc gia từ 1979 - 1987; làm trợ lý phụ trách huấn luyện thủ môn đội tuyển quốc gia và đoạt hạng ba Tiger Cup 1996 tại Singapore (thời HLV Weigang), HC đồng SEA Games 19 tại Indonesia (thời HLV Collin Murphy), HC bạc Tiger Cup 1998 tại VN và SEA Games 20 tại Brunei (thời A.Riedl); vô địch Cúp quốc gia 2004 - 2005, HC đồng V-League 2006 trong vai trò HLV trưởng đội Bình Định...


Nhận xét về đồng đội cũ, cựu tuyển thủ Phan Kim Lân không tiếc lời khen: "Dương Ngọc Hùng là một trong những thủ môn xuất sắc nhất cả nước. Thể hình tuy chưa lý tưởng lắm, nhưng nhờ phản xạ linh hoạt, sức bật tốt, tầm hoạt động bao quát và quán xuyến được khu vực 16m50, nên trận nào có Hùng bắt gôn, anh em thi đấu tấn công rất hăng". Một biệt tài mà rất nhiều tiền đạo khi nói về Dương Ngọc Hùng đều phải công nhận: đó là khả năng cản phá các quả phạt đền. Ông nói: "Tôi không nhớ đã cản phá được bao nhiêu quả phạt đền. Nhưng khi đứng trước cú sút 11m, tôi thường rất tập trung và quan sát chân chạy cũng như động tác đổ người sút của đối phương để phán đoán. Thường thì phần thắng thuộc về tôi nhiều hơn...".

Nhờ sức trẻ và tài năng, Dương Ngọc Hùng sớm được gọi vào đội tuyển Thanh niên VN, và trở thành người giữ thành gắn bó lâu nhất (từ 1979 - 1987). Trong khoảng thời gian này, sự nghiệp thủ môn tưởng chừng như chấm dứt khi ông chẳng may bị gãy tay trong trận đấu với Sở Công nghiệp TP.HCM vào năm 1984. "Pha bóng ấy tôi vẫn còn nhớ mãi: cầu thủ Lê Thành Minh (tức Minh quắn) sút bật chân hậu vệ Nghĩa Bình, bóng đổi hướng buộc tôi phải chuyển hướng đột ngột nên xảy ra sự cố gãy tay trái. Lúc đó tôi nghĩ sự nghiệp mình sẽ chấm dứt nên sau đó đã trao lại áo thủ môn đội tuyển dự SKDA cho Trần Văn Hiệp (Sở Công nghiệp). Phải mất hơn 1 năm, nhờ ý chí và sự động viên của các bậc đàn anh, đến tháng 10.1985, tôi quay lại sân cỏ".

Kỷ niệm tuyệt vời nhất mà Dương Ngọc Hùng nhớ mãi là trận gặp đội Quân đội Liên Xô vào năm 1980 tại Moscow. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 0 - 0. Thủ môn huyền thoại Lev Yashin có đến dự khán, và từ khán đài đã bước xuống bắt tay chúc mừng thủ môn trẻ đến từ VN...

Muốn mở lò đào tạo thủ môn

Sau mùa giải 1990, Dương Ngọc Hùng từ giã vị trí thủ môn để theo học Đại học TDTT. Nhưng chưa dứt niềm đam mê nghiệp "quần đùi áo số", ông được HLV đội Bình Định Phan Kim Lân mời làm HLV phó, phụ trách huấn luyện thủ môn. Ông bộc bạch: "Một VĐV giỏi chưa hẳn trở thành một HLV giỏi, nhưng tôi ít nhiều cũng vượt qua được điều này. Có lẽ kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao nhiều năm và kỹ năng sư phạm đã giúp tôi thành công với vai trò huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện thủ môn". Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Dương Ngọc Hùng đã góp phần đào tạo, giới thiệu nhiều cái tên trở thành thành viên chính thức của đội tuyển quốc gia. Khi đội tuyển quốc gia có HLV nước ngoài dẫn dắt, Dương Ngọc Hùng cũng được mời làm trợ lý chuyên huấn luyện thủ môn, liên tục từ thời HLV Weigang (1996) đến Dido (2001). Khi Bình Định thiếu HLV, ông chủ động xin về "cùng góp sức xây dựng đội bóng quê nhà, tham gia tranh tài tại V-League".

Nhắc lại sự cố "mất chức" HLV trưởng đội Bình Định vào cuối mùa bóng 2007, ông tâm sự: "Lúc nhận thông báo, tôi chỉ bất ngờ chứ cũng không nuối tiếc gì nhiều. Thú thật lúc đó, tôi chỉ đau khi bị công bố quyết định ngay ngoài sân bóng trước mặt học trò, trong khi lẽ ra mọi việc có thể giải quyết trong cuộc họp. Nhưng cũng nhờ "mất chức", tôi có thời gian chiêm nghiệm về tình cảm con người, cơ chế chuyên nghiệp cũng như học hỏi được nhiều điều bổ ích khi làm việc tại Hoàng Anh Gia Lai. Thành công của đội bóng là công sức của cả tập thể, không hẳn vì nhờ có tôi; quan trọng nhất vẫn là phong độ thi đấu của các cầu thủ trên sân".

Trở lại nắm giữ vai trò HLV trưởng sau khi Bình Định xuống hạng, gánh nặng trên vai người thủ môn tài hoa này là đưa đội bóng đất võ sớm trở lại đấu trường V-League. Sau 17 vòng đấu ở giải hạng nhất, Bình Định đang có nhiều lợi thế. "Tất cả còn ở phía trước. 9 vòng còn lại, sự cạnh tranh rất khốc liệt nên cũng chưa dám chắc được điều gì. Hy vọng mọi chuyện sẽ tiến triển như dự định", Dương Ngọc Hùng nói.

Sau bao thăng trầm trong sự nghiệp, Dương Ngọc Hùng vẫn còn đau đáu ước mơ mở trung tâm đào tạo, huấn luyện thủ môn. Ông nói: "Tôi ấp ủ ý tưởng về lò luyện thủ môn này lâu rồi. Tôi muốn đào tạo lớp kế thừa là những thủ môn giỏi về nghề, tốt về đức để bóng đá VN luôn có những thủ môn xuất sắc".

Đình Phú
http://www.thanhnien.com.vn/TheThao/Pag ... 05647.aspx
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng,
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả gành trăng.

My Lăng
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 996
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Has thanked: 21 times
Have thanks: 14 times
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Postby letruongvu_qn » Sun Jul 12, 2009 1:12 am

Sao em thấy nếu xâu chuỗi các bài báo lại với nhau thì hình như bác Diện và bác Hùng nhà ta không hợp nhau, bác Minh đi một cái là bác Diện ra tay thanh lý môn hộ ngay những người không cùng "chí hướng" với bác. Éo và le thay cho cái sự đời các bác nhẩy.
Hanh phuc luon den voi nhung nguoi ban cua toi
letruongvu_qn
Năng khiếu
Năng khiếu
 
Posts: 196
Joined: Thu Nov 04, 2004 11:02 am
Location: Tui cung chang biet noi do goi la gi nua
Has thanked: 0 time
Have thanks: 3 times
Blog: View Blog (0)
Top

PreviousNext

Return to Bóng đá, dự đoán và bình... loạn

Who is online

Users browsing this forum: Alexa [Bot], Google [Bot] and 7 guests