Bóng đá Bình Định trong trái tim tôi!

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 1:36 am

Xin mở đầu bằng bài phóng sự của anh Công Tâm:

* Kỳ 1: "Ngựa ô Bình Định" có từ bao giờ?

Image
Ông Dương Ngọc Hùng - nguyên
thủ môn của CN Nghĩa Bình
Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đội bóng Thanh niên Bình Định được thành lập với lực lượng nòng cốt là thanh niên Quy Nhơn và thanh niên An Nhơn do ông Lựu làm trưởng đoàn. Những cầu thủ tiêu biểu thời bấy giờ có Phan Kim Lân (Lân Vẽ), Đặng Gia Mẫn (Mẫn Lùn), Tống Anh Hoàng (tên thường gọi là A), Lê Thanh Huy, Lê Văn Minh, Nguyễn Văn Thìn, Võ Văn Cang, Nguyễn Văn Hà (Sơn Địa), thủ môn Lân Móm…

Ngay sau khi được thành lập được 1 năm, đến năm 1976, đội Thanh niên Bình Định đã tham gia Giải bóng đá Trường Sơn mừng tổ quốc thống nhất và đoạt được giải phong cách. Sau giải này, đội Thanh niên Bình Định còn tham gia vào các giải đấu quốc gia để có thể thăng lên hạng A1. Đến năm 1980, đội bóng CN Nghĩa Bình chính thức ra đời và tham gia giải bóng đá A1 toàn quốc. Lực lượng lúc này đã được bổ sung các cầu thủ như: Dương Ngọc Hùng, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Minh Cảnh…

Image
Ông Đặng Gia Mẫn - nguyên tiền
đạo của CN Nghĩa Bình
Tại giải A1 toàn quốc năm 1980, CN Nghĩa Bình nằm ở bảng A, cùng với các đội Cảng Sài Gòn, Công an Hà Nội, Quân khu 3, Công nghiệp Thực Phẩm và Tiền Giang. Khi ấy giải được tổ chức theo thể thức: Các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, đội nhất bảng vào tranh VCK và đội cuối bảng rớt hạng.

Kết quả thi đấu của đội CN Nghĩa Bình như sau:

CN Nghĩa Bình - Tiền Giang 0-0 (lượt về 0-0); CN Nghĩa Bình - Cảng Sài Gòn 2-2 (1-0); CN Nghĩa Bình - Công nghiệp Thực Phẩm 2-2 (2-2); CN Nghĩa Bình - Công an Hà Nội 0-3 (0-3); CN Nghĩa Bình - Quân khu 3: 2-1 (2-3).

Với kết quả này, đội CN Nghĩa Bình xếp hạng 4/6 đội của bảng A với 9 điểm, ghi được 11 bàn và để lọt lưới 16 bàn. Ở bảng này đội Công an Hà Nội vào tranh VCK, sau đó giành vị trí thứ nhì, còn Tiền Giang rớt hạng.

Đến giải bóng đá hạng A1 toàn quốc năm 1982-1983, đội CN Nghĩa Bình rơi vào bảng B khá nặng ký với nhiều đội mạnh lúc bấy giờ như CLB Quân đội, Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Sở Công nghiệp, Than Quảng Ninh và ba đội An Giang, Tây Ninh, Phú Khánh. 4 đội xếp đầu bảng vào tranh vòng hai, còn đội xếp cuối bảng bị rớt hạng. Kết quả thi đấu của đội CN Nghĩa Bình như sau:

CN Nghĩa Bình - An Giang 1-0 (1-0); CN Nghĩa Bình - Hải Quan 1-1 (1-1); CN Nghĩa Bình - CLB Quân đội 0-2 (0-1); CN Nghĩa Bình - Tây Ninh 3-2 (0-1); CN Nghĩa Bình - Than Quảng Ninh 1-0 (0-2); CN Nghĩa Bình - Cảng Sài Gòn 0-0 (0-0); CN Nghĩa Bình - Sở Công nghiệp TP.HCM 2-1 (0-2); CN Nghĩa Bình - Phú Khánh 1-2 (2-0). Với kết quả như vậy, đội CN Nghĩa Bình xếp thứ 5/9 đội và với việc để lại nhiều trận đấu xuất thần, đội đã được báo chí lúc bấy giờ đặt cho biệt danh là "Ngựa Ô". 4 đội: CLB Quân đội, Hải Quan, Cảng Sài Gòn và Sở Công nghiệp vào vòng hai, sau đó CLB Quân đội giành chức vô địch, Hải Quan hạng nhì và Cảng Sài Gòn xếp thứ tư. Đội Tây Ninh rớt hạng.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 1:40 am

Kỳ 2: Rớt hạng

Giải A1 toàn quốc năm 1984

Image
Chiếc cúp U21 - 1980 mà các cầu thủ
Nghĩa Bình đoạt được (bên trái) và
Chiếc cúp giải bóng đá Trường Sơn
Tham gia giải có 18 đội được chia thành 3 bảng thi đấu vòng tròn hai lượt, đội CN Nghĩa Bình được phân vào bảng B vòng loại với các kết quả như sau: CN Nghĩa Bình - An Giang 0-1 (3-1); CN Nghĩa Bình - Sở Công nghiệp 1-0 (1-1); CN Nghĩa Bình - Than Quảng Ninh 1-3 (0-0); CN Nghĩa Bình - CLB Quân đội 2-1, (0-3); CN Nghĩa Bình - XD Hà Nội 1-1 (2-2).

Với 10 điểm chung cuộc, ghi được 11 bàn và để lọt lưới 13 bàn, CN Nghĩa Bình xếp thứ tư bảng B để vào tranh tiếp vòng 2, kết quả vòng 2 như sau:

CN Nghĩa Bình - Công an Hà Nội 0-2; CN Nghĩa Bình - Hải Quan 2-1; CN Nghĩa Bình - CLB Quân đội 1-6; CN Nghĩa Bình - Phòng Không 1-3; CN Nghĩa Bình - Cảng Hải Phòng 1-2.

Chỉ đạt 2 điểm ở vòng này, đội CN Nghĩa Bình xếp cuối nhóm 2 ở giai đoạn 2 của giải. Hai đội CLB Quân đội và Công an Hà Nội vào tranh bán kết, sau đó cả hai gặp nhau trong trong chung kết và Công an Hà Nội vô địch giải.

Giải A1 toàn quốc năm 1985

Tại giải A1 toàn quốc năm 1985, đội CN Nghĩa Bình lấy lực lượng chủ yếu là các cầu thủ đã đạt chức vô địch tại giải bóng đá trẻ U21 toàn quốc năm 1980 gồm: Bùi Văn Sỹ, Tạ Mạnh Thôi, Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Văn Đường…

Thể thức giải không thay đổi so với mùa trước và CN Nghĩa Bình lại được phân vào bảng B và mùa thứ hai liên tiếp đội lọt vào giai đoạn hai của giải.

Kết quả thi đấu của đội CN Nghĩa Bình như sau: CN Nghĩa Bình - Than Quảng Ninh 0-0 (2-0); CN Nghĩa Bình - Quân khu Thủ đô 0-3 (2-2); CN Nghĩa Bình - Cảng Sài Gòn 0-4 (2-1); CN Nghĩa Bình - Xây dựng Hà Nội 1-0 (2-1); CN Nghĩa Bình - Sở Công nghiệp 1-1 (1-2).

Đội CN Nghĩa Bình xếp thứ 3 bảng B với 11 điểm, ghi được 11 bàn và để lọt lưới 14 bàn, đội cùng với Cảng Sài Gòn, Sở Công nghiệp và Quân khu Thủ Đô vào tranh giai đoạn hai. Ở giai đoạn này, CN Nghĩa Bình rơi vào nhóm 1 và kết quả như sau: CN Nghĩa Bình - Quân khu 3: 2-1; CN Nghĩa Bình - CN Hà Nam Ninh 0-3; CN Nghĩa Bình - Sở Công nghiệp 1-3; CN Nghĩa Bình - Lâm Đồng 0-2; CN Nghĩa Bình - Cảng Hải Phòng 2-3. Với 2 điểm, đội CN Nghĩa Bình xếp cuối nhóm 1. Sở Công nghiệp và Công nghiệp Hà Nam Ninh vào tranh bán kết, sau đó hai đội này lại gặp nhau trong trận chung kết và Công nghiệp Hà Nam Ninh giành ngôi vô địch.

Giải A1 toàn quốc năm 1989

Image
Đội CN Nghĩa Bình trên sân Tự Do, Huế
(ảnh tư liệu của HLV Dương Ngọc Hùng)
Tại giải A1 toàn quốc năm 1989 Đội CN Nghĩa Bình được xếp vào nhóm 3 vòng loại và kết quả của vòng này như sau:

1. CLB Quân đội 13 điểm; 2. Điện Hải Phòng 11 điểm; 3. Cảng Sài Gòn 10 điểm; 4. CN Nghĩa Bình 6 điểm; 5. Lâm Đồng 3 điểm; 6. Phú Khánh 2 điểm.

Hai đội CLB Quân đội và Điện Hải Phòng vào tranh vòng hai, nhưng đội vô địch giải lần này lại là Đồng Tháp sau khi thắng CLB Quân đội 1-0 trong trận chung kết.

Sau mùa giải này, tỉnh Nghĩa Bình tách thành 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Các cầu thủ: Bùi Văn Sỹ, Tạ Mạnh Thôi... về Quảng Ngãi. Các cầu thủ quê Bình Định ở lại làm nòng cốt cho đội Tuyển Bình Định mới - nối tiếp truyền thống của CN Nghĩa Bình. Sau đó, đội được bổ sung thêm các cầu thủ: Nguyễn Ngọc Thái, Phan Tôn Quyền, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Xuân Hoánh, Nguyễn Văn Cường, Trần Kim Đức, Nguyễn Công Long, Nguyễn Hoàng Anh Dũng...

Giải các đội mạnh năm 1995

Đến giải các đội mạnh năm 1995, người hâm mộ bóng đá Đất Võ đã chứng kiến nỗi buồn rớt hạng của đội nhà. Khi ấy có 14 đội tham dự giải thi đấu vòng tròn hai lượt. Do phản ứng với BTC giải về những vấn đề liên quan đến tiêu cực nên các đội Quảng Nam Đà Nẵng, Long An, Sông Bé và Bình Định không thi đấu vòng play-off và đã bị BTC giải kỷ luật cho xuống hạng. Hai đội Hải Quan và CLB Quân đội đã trụ hạng ở vòng này.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 1:49 am

Kỳ 3: Bóng đá Đất Võ chuyển mình mạnh mẽ

Tại giải bóng đá hạng Nhất năm 1999-2000, đội Bình Định xếp vào vòng loại khu vực 1 với sự tham dự của 10 đội. Đội đã giành vị trí thứ nhất khu vực này với 37 điểm, ghi được 27 bàn thắng và để lọt lưới 10 bàn.

Trong trận tranh chung kết giải, đội đã thua Hải Quan 0-1.

Đây là mùa giải không có đội thăng hạng nhưng ở mùa bóng kế tiếp, giải hạng Nhất chỉ còn 12 đội. Thời kỳ này, bóng đá Bình Định có những tên tuổi đã trở thành quen thuộc với người hâm mộ cả nước như: Trần Minh Quang, Cao Văn Dũng, Lê Minh Mính, Nguyễn Văn Hùng, Phùng Hoàn...

***
Image
Thủ môn Dương Ngọc Hùng trong
một pha bắt bóng trong trận CN
Nghĩa Bình gặp Xây Dựng Hà Nội
(ảnh tư liệu của HLV Dương Ngọc
Hùng)
Giải bóng đá hạng Nhất năm 2000-2001 là một mùa bóng đầy thành công của bóng đá Bình Định khi đội nhà giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất, được quyền tham dự giải chuyên nghiệp mùa sau cùng với việc giành huy chương đồng Cúp quốc gia. Một trang sử mới đã mở ra với bóng đá Bình Định. Cùng với những cầu thủ đã nêu trên, đội Bình Định lần đầu tiên đã có các "ngoại binh" như Blessing, Golden...

Giải lần này có 12 đội thi đấu vòng tròn 2 lượt trên sân nhà và sân khách, hai đội xếp nhất, nhì được thăng hạng chuyên nghiệp. Kết quả thi đấu của đội Bình Định như sau:

- Lượt đi: Đà Nẵng - Bình Định 2-3; ACB - Bình Định 1-2; Bình Định - Bình Dương 0-0; Bình Định - Hải Quan 1-1; Long An - Bình Định 1-2; QK7 - Bình Định 2-0; Quảng Ninh - Bình Định 0-0; Bình Định - Lâm Đồng 1-0; Bình Định - Gia Lai 2-1; Tiền Giang - Bình Định 2-1; An Giang - Bình Định 5-1.

- Lượt về: Bình Định - Đà Nẵng 0-0; Bình Định - ACB 1-0; Bình Dương - Bình Định 1-3; Hải Quan - Bình Định 2-2; Bình Định - Long An 5-0; Bình Định - QK7 4-0; Bình Định - Quảng Ninh 4-1; Lâm Đồng - Bình Định 2-1; Gia Lai - Bình Định 1-2; Bình Định - Tiền Giang 2-1; Bình Định - An Giang 9-2.

Với 44 điểm chung cuộc, thắng 12 trận, hòa 8 trận, bại 2 trận, hiệu số bàn thắng bại là 46/25, đội Bình Định giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất và giành quyền tham dự giải chuyên nghiệp mùa bóng tiếp theo.

Cùng lúc đó, tại đấu trường cúp quốc gia, đội Bình Định cũng giành được những thành công đáng kể. Kết quả thi đấu của đội Bình Định ở giải đấu này như sau:

Vòng 1: Bình Định - Đà Nẵng 3-0, 1-0
Vòng 1/8: Bình Định - Nam Định 3-0, 0-0
Tứ kết: Bình Định - SLNA 3-1, 1-0
Bán kết: Bình Định - CATPHCM 1-5
Tranh hạng Ba: Bình Định - Thể Công 1-0

***
Image
Một pha tấn công của đội CLBQĐ
(áo trắng) trong trận gặp CN Nghĩa
Bình trên sân Quy Nhơn (ảnh tư liệu
của HLV Dương Ngọc Hùng)
Bước vào mùa bóng 2001-2002 với nhiều sắc thái mới, lần đầu tiên tham dự giải chuyên nghiệp và trong thành phần của đội đã xuất hiện thêm một số cầu thủ người Nga bên cạnh các cầu thủ người Nigeria đã có công giúp đội thăng hạng. Ít được các CLB để mắt đến là một thuận lợi cho các cầu thủ Bình Định khẳng định mình, nhất là cuộc lội ngược dòng ngoạn mục ở giai đoạn hai và suýt giành bộ Huy chương Đồng của giải...

Kết quả thi đấu của đội Bình Định ở mùa bóng 2001-2002 như sau:

- Lượt đi: Bình Định - Nam Định 1-0; Công an TPHCM - Bình Định 1-0; Đà Nẵng - Bình Định 1-1; Bình Định - Thể Công 2-0; Bình Định - TT-Huế 2-1; Cảng Sài Gòn - Bình Định 2-1; SLNA - Bình Định 2-0; CAHN - Bình Định 3-0; Bình Định - CAHP 1-0.

- Lượt về: Nam Định - Bình Định 0-0; Bình Định - Công an TPHCM 0-0; Bình Định - Đà Nẵng 0-0; Thể Công - Bình Định 1-0; TT-Huế - Bình Định 0-0; Bình Định - Cảng Sài Gòn 2-0; Bình Định - SLNA 1-0; Bình Định - CAHN 2-0; CAHP - Bình Định 1-0.

Với 26 điểm chung cuộc, thắng 7 hòa 5 bại 6, đội Bình Định xếp thứ tư chung cuộc. Ở giải này, chức vô địch đã thuộc về Cảng Sài Gòn. Đội Công an Hải Phòng rớt hạng, còn TT-Huế đi dự chung kết ngược.

Còn ở Cúp quốc gia, Bình Định được vào thẳng vòng hai và thắng An Giang 2-1 ngay tại Long Xuyên. Nhưng ở vòng 3, đội đã thua Công an TPHCM 2-3 và bị loại.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 2:01 am

Kỳ 4: Thành công nối tiếp thành công

* Mùa bóng 2003:

Image
HLV Dương Ngọc Hùng,
TM Trần Minh Quang
và tiền vệ Issawa với
chiếc cúp vô địch quốc
gia năm 2003
2003 quả là một năm đáng nhớ của bóng đá Bình Định khi đội bóng đạt thành công ở cả hai mặt trận V-League và Cúp quốc gia. Đây cũng là mùa bóng đầu tiên các cầu thủ người Thái Lan đến với đội, trong đó Issawa trở thành "nhạc trưởng" của Bình Định ở khu trung tuyến...

Các kết quả như sau:

- Lượt đi: Đà Nẵng - Bình Định 1-0; Bình Định - HAGL 1-1; SLNA - Bình Định 1-0; Bình Định - Thể Công 4-0; Bình Định - HKVN 1-2; GĐT-LA - Bình Định 3-0; Bình Định - Cảng Sài Gòn 2-1; NHĐÁ - Bình Định 0-0; Nam Định - Bình Định 1-0; Bình Định - Đồng Tháp 0-2; Bình Định - ACB 2-1.

- Lượt về: Bình Định - Đà Nẵng 2-0; HAGL - Bình Định 3-3; Bình Định - SLNA 1-0; Thể Công - Bình Định 2-0; HKVN - Bình Định 0-1; Bình Định - GĐT-LA 0-0; Cảng Sài Gòn - Bình Định 0-2; Bình Định - NHĐÁ 1-1; Bình Định - Nam Định 1-0; Đồng Tháp - Bình Định 1-2; ACB - Bình Định 1-4

Bình Định xếp thứ Tư chung cuộc với 35 điểm, thắng 10 - hòa 5 - bại 7. Ở giải này, Hoàng Anh-Gia Lai giành danh hiệu vô địch, hai đội Cảng Sài Gòn và ACB rớt hạng. Trong danh sách cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải này, tiền đạo Pipat của đội Bình Định xếp thứ nhì với 9 bàn (bằng với Văn Quyến và thua Achilefu 2 bàn).

Tại Cúp Quốc gia, đội Bình Định thi đấu từ vòng 2 và đã làm một mạch thắng lợi để lần đầu tiên giành danh hiệu vô địch Cúp quốc gia... Kết quả cụ thể như sau:

- Vòng 2: thắng Vạn Chinh 5-1 trên sân Vạn Chinh
- Vòng 3: thắng Quân khu 7: 5-0 trên sân Củ Chi
- Vòng tứ kết: thắng GĐT-LA 4-1 trên sân Long An
- Vòng chung kết được tổ chức trên sân Quy Nhơn và với hai trận thắng trước ACB 4-1 và Ngân hàng Đông Á 2-1, Bình Định giành Cúp vô địch và đại diện Việt Nam tham dự AFC Champions League mùa bóng tiếp theo.

* Mùa bóng 2004

Đây là một mùa bóng khá khó khăn khi tất cả các đội đều có sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày vào giải. Đội Bình Định đã có khởi đầu khá chật vật khi thua đậm 0-4 trước HA-GL ở ngày khai mạc V-League, nhưng lại có đoạn kết khá thành công: xếp giữa bảng V-League và bảo vệ thành công danh hiệu vô địch Cúp quốc gia. Đây cũng là mùa bóng đầu tiên Bình Định tham dự AFC Champions League, hay còn gọi là Cúp C1 châu Á và đội đã học được nhiều kinh nghiệm ở giải này...

Kết quả thi đấu ở V-League:

Image
Chủ tịch LĐBĐ VN Mai
Liêm Trực trao cúp
quốc gia năm 2004
cho đội Bình Định
- Lượt đi: HAGL - Bình Định 4-0; Bình Định - GĐT-LA 4-1 (Phi Hùng - 2 bàn, Thành Lợi, Văn Tâm); Đồng Tháp - Bình Định 1-2 (Minh Mính, Issawa); Thể Công - Bình Định 0-0; Bình Định - Nam Định 1-2 (Xuân Hùng); Bình Định - Bình Dương 0-2; Bình Định - NHĐÁ 1-0 (Issawa); SLNA - Bình Định 0-0; Đà Nẵng - Bình Định 1-1 (Pipat); Bình Định - Hải Phòng 2-1 (Minh Mính 2 bàn); Bình Định - ACB 1-4 (Pipat).

- Lượt về: Bình Định - HAGL 1-0 (Xuân Hùng); GĐT-LA - Bình Định 1-0; Bình Định - Đồng Tháp 1-1 (Phi Hùng); Bình Định - Thể Công 1-0 (Minh Mính); Nam Định - Bình Định 0-0; Bình Dương - Bình Định 1-0; NHĐÁ - Bình Định 3-0; Bình Định - SLNA 4-4 (T.Phương, Pipat, N.Tuấn và V.Tâm); Bình Định - Đà Nẵng 3-2 (Issawa 2 bàn, Nirut); Hải Phòng - Bình Định 1-0; ACB - Bình Định 1-0.

Đội Bình Định xếp thứ 7 chung cuộc với 27 điểm, thắng 7 - hòa 6 - bại 9. Đội HAGL bảo vệ thành công danh hiệu vô địch V-League, trong khi hai đội Thể Công và NHĐÁ rớt hạng.

Kết quả thi đấu ở Cúp quốc gia:

Bình Định được miễn thi đấu vòng đầu và thêm một lần nữa đội đã xuất sắc giành Cúp vô địch:

- Vòng 2: thắng TMN-CSG 3-1
- Vòng chung kết, đội được xếp vào nhóm B thi đấu trên sân Vinh và kết quả như sau:
Bình Định - TT-Huế 3-1; Bình Định - An Giang 1-0; Bình Định - SLNA 0-0.
- Bán kết: Bình Định - Bình Dương 3-1
- Chung kết: Bình Định - Thể Công 2-0

* AFC Champions League

Bình Định được xếp vào bảng B, chung với hai đội mạnh của châu Á là Yokohama và Seongnam, đội còn lại là Persik Kediri. Kết quả thi đấu như sau:

Bình Định - Yokohama 0-3
Seongnam - Bình Định 2-0
Bình Định - Persik 2-2
Persik - Bình Định 1-0
Yokohama - Bình Định 6-0
Bình Định - Seongnam 1-3

Sau những thành công nói trên, Công ty cổ phần ô tô xe máy Hoa Lâm (CTHL) đã quyết định trở thành nhà tài trợ chính thức cho đội Bình Định. Ngày 7-8-2004 tại đại sảnh khánh tiết của Dinh Thống Nhất, TP HCM, lễ ra mắt CLB bóng đá Hoa Lâm Bình Định đã chính thức diễn ra, đội bóng miền Đất Võ khoác lên mình thương hiệu mới với mong muốn "chinh phục mọi khoảng cách" như phương châm mà nhà tài trợ đã đưa ra cho sản phẩm của mình.

Có thể nói việc CTHL hợp đồng tài trợ cho đội bóng Bình Định với mức 12 tỉ đồng cho thời gian 3 năm là một điều kiện để góp phần đưa nền bóng đá Bình Định phát triển. CTHL với 100% vốn tư nhân, đã có thời gian trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe máy, từng có nhiều hoạt động tài trợ cho các giải bóng đá phong trào. Cam kết tài trợ cho đội bóng Bình Định, theo lãnh đạo công ty, vì đây là một đội bóng có thành tích ổn định ở V-League cũng như ở Cúp Quốc gia.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 2:06 am

Thủ môn xuất sắc Dương Ngọc Hùng

Nhìn dáng mập mạp của ông bây giờ, nếu không phải người quen biết, hoặc được giới thiệu, thì khó có thể đoán một thời, ông đã là thủ môn xuất sắc của đội tuyển quốc gia Việt Nam – Dương Ngọc Hùng.

Image
HLV Dương Ngọc Hùng


Ông sinh năm 1960 ở Quy Nhơn, Bình Định, trưởng thành từ phong trào bóng đá học sinh phổ thông. Tốt nghiệp cấp 3, chàng thanh niên Ngọc Hùng cũng trúng tuyển vào đội bóng đá Công Nhân Nghĩa Bình (CNNB - của 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hồi ấy), và là thủ môn.

Không có tầm cao vượt trội, vóc dáng đậm, nhưng có sức bật cao và phản xạ đột biến, bắt bóng dính nhờ cảm giác nhậy bén của những đầu ngón tay, nhất là khiếu năng phán đoán để ra vào đón bóng chính xác, cùng với sự chí thú trong rèn luyện, ngoan cường trong thi đấu đã sớm đưa Dương Ngọc Hùng trở thành thủ môn tin cậy của đội CNNB trong các mùa giải từ khi vào đội cho đến năm 1990.

Không những thế, thủ môn tài ba này còn được triệu tập vào đội tuyển Thanh niên VN dự giải SKDA năm 1979, lúc mới 19 tuổi; rồi liên tiếp những năm sau đó là tuyển quốc gia VN cùng các thủ môn Trần Văn Khánh, Ngô Vi Tiến và các tuyển thủ Cao Cường, Viết Cường, Tiến Lâm (Quân đội), Kim Hằng (Hải quan), Lê Quang Ninh (Hải Phòng), Phuơng, Chính, Gia (Đường sắt Việt Nam), Nhã (Công an Hà Nội), Tòng, Mầu, Hùng (Quảng Ninh)… nhiều phen lăn lộn trên các sân cỏ Liên Xô, Đức, Hungaria, Bulgari… Đồng đội và các HLV coi ông là niềm hy vọng, người thay thế xứng đáng nhất sau khi Trần Văn Khánh tháo găng. Mang chuông đi đấm xứ người, ra nước ngoài năm 1980, trận tuyển Việt Nam gặp đội Quân đội Xô viết tại Matxcơva (hoà 0-0), sau khi ông giữ sạch lưới trước những cú sút búa bổ của đội bạn, thủ môn huyền thoại “con nhện đen” đến xem, đã xuống sân bắt tay, tặng Dương Ngọc Hùng tấm ảnh của mình với dòng chữ “Thân tặng người thủ môn xuất sắc Việt Nam” và ký tên Lép Iasin.

Giải VĐQG năm 1984, trong trận đấu Nghĩa Bình gặp Sở Công nghiệp TPHCM (3-2), tai hoạ bất ngờ xảy ra: Ông bay người theo bóng, khi rơi xuống bị vướng, mất thăng bằng đã gẫy xương tay! Nhiều người nghĩ chắc Hùng phải bỏ nghề. Hùng cũng lo lắm, vì thủ môn rất cần đến đôi tay. Nằm viện, lên cân nhiều, xa đồng đội và sân bãi lâu, nhưng kiên quyết vượt qua khó khăn, quyết tâm luyện rèn, sau 1 năm chạy chữa và tập lại, ông lại ra sân. Và bằng tài năng, kinh nghiệm của mình, ông lại vững vàng đứng trong khung thành thêm 5 năm nữa. Lòng say mê nghề nghiệp và ý chí mạnh mẽ ấy làm mọi người khâm phục!

Tốt nghiệp Đại Học TDTT, ông về làm HLV cho đội quê hương. Hai lần đội lên bục cao nhận giải nhất Cúp Quốc gia (năm 2003 và 2004) là thành quả sau hơn chục năm luyện quân của ông. Ngoài trách nhiệm với toàn đội, ông luôn quan tâm đến đào tạo thủ môn. Bằng những tích luỹ thực tế của chính mình và chịu khó học hỏi các thầy giỏi nước ngoài, sưu tầm những tài liệu, băng hình có giá trị về cách huấn luyện thủ môn của các nước tiên tiến Pháp, Anh, Đức, Hà Lan và FIFA… ông đã trực tiếp đào tạo nên các thủ môn giỏi như Nguyễn Văn Cường, Trần Minh Quang. Họ đã có mặt và đóng góp công lao với đội tuyển quốc gia trong thập kỷ 90 cho đến năm 2004. Kế tiếp có thủ môn Tô Vĩnh Lợi (thứ 4 giải Vô địch U16 Châu Á năm 2000), hiện đang thi đấu cho Cảng Sài Gòn.

Ông Hùng cũng được tín nhiệm, được mời làm HLV thủ môn cho đội tuyển quốc gia nhiều lần, làm trợ lý cho các HLV trưởng K. Weigang, Colin Murphy, Alfred Rield, Dido từ năm 1996 đến năm 2001 với những kết quả đáng trân trọng: Huy chương đồng năm 1996 (Singapore) và SEA Games 1997 (Indonesia); Huy chương bạc Tiger Cup 1998 (VN) và SEA Games 1999 (Brunei); Huy chương đồng Dunhill Cup 1999 (TPHCM).
Ông đang ấp ủ dự định trong tương lai gần sẽ mở trường (hoặc khoa hay trung tâm) đào tạo thủ môn để có thể đào tạo nhiều thủ môn tốt cho bóng đá nước nhà. Bởi thủ môn là dạng “cầu thủ đặc biệt”, có khi trong trận đấu, thủ môn cáng đáng đến 50% thành công của đội bóng! Thêm nữa, tầm vóc của người Việt Nam ta hiện nay còn thấp và nhỏ - một thiệt thòi cho vị trí này. Hy vọng và chúc cho ý tưởng lớn, đúng và đẹp của ông Hùng sớm thành hiện thực!
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 2:09 am

Trần Đoàn Khoa Thanh với ước mơ vào đội U23


Với 3 bàn thắng quan trọng giúp đội nhà giành 6 điểm trước ACB Hà Nội và Đà Nẵng, Khoa Thanh đã được bầu là "Cầu thủ trẻ hay nhất V-League tháng 4" - một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực tự khẳng định của anh.

Tại giai đoạn một V-League 2003, cái tên Trần Đoàn Khoa Thanh vẫn còn xa lạ với các cổ động viên bóng đá Bình Định. Nhưng giờ đây, tiền đạo 22 tuổi này đang được xem như một niềm hy vọng giúp đội bóng đất võ trụ hạng thành công.

Khoa Thanh sinh ngày 2/5/1981. Bố anh là cựu hậu vệ đội Công nhân Nghĩa Bình thập kỷ 80 - Trần Khoa Tân. Nhà nằm ngay cạnh sân vận động Quy Nhơn nên Thanh đến với trái bóng khá sớm. Ham đá bóng và có năng khiếu, Thanh được chọn vào lớp đào tạo trẻ của đội Bình Định (lúc đó do HLV Dương Ngọc Hùng dẫn dắt). Tại giải U21 năm 2002, Bình Định không lọt vào bán kết nhưng Khoa Thanh cũng được các nhà chuyên môn chú ý với 3 bàn thắng và được bầu là Cầu thủ hay nhất trận Bình Định thắng Thể Công 4-0. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 4 tháng 11/2002, Khoa Thanh ghi được 3 bàn góp phần đưa Bình Định vào bán kết. Mùa bóng 2001-2002, Thanh ít được ra sân khi Bình Định đang có cặp tiền đạo Blessing - Minh Mính chơi khá hiệu quả. 10 trận đầu V-League 2003, anh cũng thường xuyên phải ngồi ghế dự bị dưới cái bóng của Pipat, Thanh Phong hoặc Minh Mính. Do Pipat bị treo giò 3 trận mà Thanh có cơ hội lần đầu tiên được đá chính trong trận gặp ACB Hà Nội. Và anh đã ra mắt thật ấn tượng với cú đánh đầu hiểm hóc ấn định chiến thắng 2-1 cho đội nhà vào những phút cuối trận.

Thêm sự tự tin sau cuộc ra mắt ấy, Thanh tiếp tục tỏa sáng trong trận mở màn lượt về với đối thủ nhiều duyên nợ Đà Nẵng. Hai bàn thắng ở các các phút 63 và 74 của Khoa Thanh đã khiến các cổ động viên Bình Định sung sướng tột độ. Bình Định được thêm 3 điểm trong lúc đang ngấp nghé vị trí áp chót. Nhiều cổ động viên Bình Định rất ngạc nhiên khi người hùng của trận đấu lại là một cầu thủ trẻ từ trước đến giờ vẫn chỉ quen ngồi ghế dự bị. Khoa Thanh đã thích nghi rất nhanh với vai trò tiền đạo dù đây không phải là vị trí quen thuộc của anh. Lâu nay Thanh được xếp chơi như một tiền vệ trái vì khả năng chạy cánh và cú sút chân trái khá tốt. Hai bàn trong trận gặp Đà Nẵng đều được anh thực hiện bằng chân trái.

Đã ra mắt thành công, nhưng phía trước Khoa Thanh vẫn là chặng đường dài để khẳng định khả năng trong màu áo Bình Định. Không những thế, Thanh còn khao khát ghi nhiều bàn thắng hơn để có cơ hội được gọi vào đội U23 tham dự SEA Games 22, ước mơ mà anh đã ấp ủ bấy lâu nay.

Khoa Thanh tâm sự: "Là một cầu thủ trẻ, tôi còn phải phấn đấu rất nhiều để được ra sân thường xuyên. Những bàn thắng đầu tiên tại V-League rất quan trọng, nó giúp tôi tự tin hơn trong những trận tới. Nếu tiếp tục ghi bàn giúp Bình Định trụ hạng, tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được gọi tập trung đội U23".
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Gom góp tư liệu về bóng đá Bình Định

Postby turbo » Fri May 18, 2007 2:18 am

Thủ môn Nguyễn Văn Cường

  • Tên đầy đủ: Nguyễn Văn Cường
  • Biệt hiệu: Cường xà lan
  • Ngày tháng năm sinh: 1967
  • Nơi sinh: Hải Phòng
  • Chiều cao: 1,74 cm
  • Cân nặng: 70 kg
  • Quốc tịch:
  • Gia đình:
    - Bắt đầu chơi bóng từ năm 17 tuổi
  • Thu nhập:
  • Tiểu sử:
    - Sau khi tốt nghiệp lớp 12, Cường xin vào làm công an, và trở thành thủ môn cho đội bóng phong trào của ngành.
    - Năm 1983, anh được đưa về tuyến trẻ của CLB A1 Công Nhân Nghĩa Bình. Tại đây, Cường đã được học hỏi rất nhiều từ thủ thành lừng danh Dương Ngọc Hùng.
    - Năm 1987, anh trở thành thủ môn chính thức của đội sau khi Dương Ngọc Hùng giải nghệ. Ông Hùng sau đó giữ vị trí huấn luyện thủ môn ở Nghĩa Bình, tiếp tục dẫn dắt Văn Cường trên con đường dẫn tới vinh quang.
    - Năm 1989, đội bóng Công Nhân Nghĩa Bình bị giảI thể, Văn Cường cùng 4 đồng đội khác được bổ sung vào đội hình của Bình Định, CLB mà anh gắn bó cho đến tận ngày nay. Bình Định được mệnh danh là “chú ngựa ô”, vì thỉnh thoảng có những chuyến “về ngược” rất ngoạn mục, điển hình như lần đoạt hạng 3 giải VDQG năm 1994, với sự tỏa sáng của tiền đạo Công Long(vua phá lưới quốc gia vớI 9 bàn). Tuy nhiên, thực tế thì ngựa ô Bình Định chỉ là 1 đội trung bình yếu, họ xuống hạng năm 1995, lên hạng năm 1997 để rồi lại xuống hạng ngay mùa bóng sau đó. Mãi đến mùa 2001-2002, Bình Định mới lên được hạng chuyên nghiệp và thể hiện được vị trí của mình. Trong suốt những quãng thời gian thăng trầm ấy, Văn Cường vẫn kiên trì chung thủy với CLB quê hương.
    - Năm 1995, Văn Cường được gọi vào độI tuyển quốc gia thi đấu tại cúp Độc Lập và tập huấn ở Đức, rèn luyện dưới sự dẫn dắt của HLV Weigang và ông thầy ruột Dương Ngọc Hùng( HLV thủ môn của tuyển VN). Tại Sea Games 18 cùng năm, HLV trưởng Weigang tín nhiệm giao cho anh vị trí thủ môn chính thức. Sea Games 18. Anh bị chấn thương vai khá nặng, nhưng vẫn phải cắn răng thi đấu, vì thủ môn dự bị duy nhất Thanh Nhạc còn…chấn thương nặng hơn. Trong tình trạng sức khỏe không tốt như vậy, Cường vẫn bắt xuất thần trong 2 trận đấu quyết định gặp Indonesia(thắng 1-0), và Myanmar(thắng 2-1), cứu nguy được nhiều bàn thua trông thấy, góp phần rất lớn đưa tuyển VN vào đến trận chung kết và giành huy chương bạc.
    - Tiger Cup lần 1 tổ chức vào tháng 9/1996 Cường bắt chính 5/6 trận cho tuyển VN tại Tiger Cup kỳ đó, giúp đội tuyển giành huy chương đồng.
    - Mùa bóng 2001-2002, Bình Định được lên hạng chuyên nghiệp. Văn Cường được cử làm trợ lý HLV đội hình 2, kiêm luôn cả vai thủ môn chính thức và tiền đạo…dự bị.
    - Năm 2003, Cường giành được danh hiệu đầu tiên trong màu áo Bình Định, đó là chiếc cúp Quốc Gia, sau khi giành chiến thắng 2-1 trước Ngân Hàng Đông Á.
    - Mùa bóng 2003-2004, trong danh sách thi đấu của Bình Định vẫn có tên Nguyễn Văn Cường. Tuy chẳng mấy khi ra sân, nhưng ở độ tuổi 37, Cường trở thành 1 kỷ lục gia: Cầu thủ già nhất V-League.

  • Vị trí thi đấu trên sân: Thủ môn
    - Số áo: 1
  • Sở trường:
    - Nổi danh với những pha bay người bắt bóng ngoạn mục trong đội tuyển của trường cấp 3 Trưng Vương
  • Các CLB đã từng khoác áo - Số lần ra sân - Số bàn thắng ghi được:
    - Bắt đầu thi đấu cho Bình Định từ 1989
    - Mùa bóng 2001-2002 làm trợ lý HLV đội hình 2
  • Thành tích đạt được:
    - Được bình chọn là VĐV tiêu biểu: Năm 1995
    - Huy chương Bạc Seagame 18
    - Quả bóng bạc Việt Nam 1995
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 2:21 am

Trận đấu bóng đầu tiên trên sân Quy Nhơn sau ngày giải phóng

Đó là trận đấu giao hữu giữa đội Quy Nhơn và đội An Nhơn, diễn ra ngày 1-5-1975, cách đây tròn 30 năm. Trận đấu lịch sử này dẫn đến việc thành lập nhanh chóng đội bóng đá của tỉnh Bình Định.

Image
Đội bóng Quy Nhơn trong trận giao
hữu gặp đội An Nhơn ngày 1-5-1975
- Ảnh Phan Kim
Những ngày mà quân đội ta rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, Tỉnh ủy Bình Định đã chỉ đạo tổ chức một trận đấu bóng đá giao hữu mừng ngày thống nhất đất nước. Việc tổ chức trận đấu được giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vì lúc này chưa có Sở TDTT. 30 năm đã trôi qua, không ai còn nhớ chính xác diễn biến của toàn trận đấu nhưng niềm tự hào được lần đầu tiên tham dự một trận bóng lớn trước hàng ngàn khán giả đang náo nức trong niềm vui đất nước thống nhất thì chưa ai quên được.

Ông Lê Hồng Khanh, nguyên cán bộ Tỉnh Đoàn kể: Nhận nhiệm vụ tổ chức trận đấu bóng giao hữu ngay trên sân Quy Nhơn trong khi kinh phí hầu như chẳng có gì, chúng tôi đã cố gắng vượt qua bao khó khăn. Tôi đã tìm nhà của Tống Anh Hoàng (tức A) ở Đập Đá nhờ giúp đỡ và may sao cả anh và người cha rất mê bóng đá đã vui vẻ nhận lời.

Còn Tống Anh Hoàng, tiền đạo nổi tiếng một thời với những pha ghi bàn bằng đầu và bằng cú vẩy bóng cận thành, là nỗi kinh hoàng của mọi thủ môn, thì nhớ lại: "Sau khi nhận lời, tôi đã tập hợp được những cầu thủ tốt nhất của An Nhơn để chuẩn bị cho trận đấu giao hữu với đội Quy Nhơn. Chúng tôi có 2 ngày tập luyện với nhau trước khi về Quy Nhơn. Đội An Nhơn gồm Tống Anh Hoàng, Nguyễn Văn Bảo, Giả Ngọc Thống, Võ Cang, Đào Bình, Bùi Duy Anh, Phạm Văn Thìn, Lê Xuân Hùng, Thiệt... thủ môn là Lê Văn Lâu. Trước đó, chúng tôi cũng hay chơi bóng với nhau trong đội Quang Trung An Nhơn nên việc tập hợp luyện tập cũng nhanh chóng. Ba tôi đã bỏ tiền mua sắm trang phục cho cả đội...".

Còn anh Phan Kim Lân (tức Lân vẽ) thì kể: Trước giải phóng ở Quy Nhơn có ông bầu Yến làm nghề mổ heo ở gần lầu Việt Cường là người đỡ đầu cho một đội bóng của phường Trung Chánh (nay là phường Trần Hưng Đạo) thường xuyên tổ chức thi đấu với một số đội bóng khác. Những ngày cuối tháng 4-1975, mấy anh bên Tỉnh Đoàn có đến nhờ ông Yến tập trung cầu thủ Quy Nhơn và tôi đã giúp ông để nhanh chóng có đội tuyển. Đội Quy Nhơn gồm: tôi, anh em Châu - Sa, Sơn (địa), Sơn (đen), Lê Văn Minh, Kiếm, Tựu, Trần Vũ Sanh, Minh (tây lai), Lê Thanh Huy... thủ môn là Thâu. Chúng tôi cũng có được một buổi tập trước khi giao đấu với đội An Nhơn.

Sân vận động Quy Nhơn lúc ấy là sân đất nện, không có tường rào, cổng ngõ. Khán đài thì rất sơ sài. Chỉ đến khi thi đấu mới đặt ghế gỗ cho các đại biểu ngồi. Vậy mà ở trận đấu này khán giả chật ních. Họ ngồi lớp lớp ở phía trước và đứng chen chúc ở phía sau.

Trận đấu rất hay với cuộc rượt đuổi tỉ số ngoạn mục và kết thúc bằng 1 tỉ số đẹp: 2-2. Ghi bàn cho đội An Nhơn là Tống Anh Hoàng và Giả Ngọc Thống còn ghi bàn cho Quy Nhơn là Phan Kim Lân và Trần Vũ Sanh.

Sau trận đấu, đội bóng Bình Định được thành lập dựa vào các hạt nhân này và trong tháng 5-1975 có 2 trận đấu giao hữu với đội Khánh Hòa tại Ninh Hòa và Nha Trang cùng 2 trận giao hữu với đội Quảng Nam Đà Nẵng tại Hội An và Đà Nẵng.

  • Quang Khanh

Về mục lục
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 2:48 am

Trần Minh Quang và hành trình đến với “Quả bóng bạc”

Image
Trần Minh Quang sinh năm 1973, trong một gia đình có tới 10 anh chị em (6 trai, 4 gái). Thân phụ của Minh Quang là ông Trần Trọng (thường gọi là Nghệ Trọng) và mẹ là bà Lê Thị Thìn. Cả gia đình Minh Quang ai cũng mê bóng đá. Riêng Quang, ngay từ nhỏ đã từng mơ ước trở thành một cầu thủ (không phải thủ môn). Có lẽ “cầm tinh con trâu” nên cuộc đời cầu thủ của Trần Minh Quang trải qua không ít lận đận. Năm 14 tuổi (1987), cậu bé Minh Quang được mẹ dắt đến SVĐ Qui Nhơn, xin vào lớp năng khiếu bóng đá của HLV Tống Anh Hoàng. Khi đó, do lớp năng khiếu quá đông nên HLV Tống Anh Hoàng định từ chối không nhận Minh Quang. Nhưng khi “coi giò, coi cẳng” cậu bé Quang, HLV Tống Anh Hoàng chợt thay đổi ý kiến. Ông đồng ý tiếp nhận Minh Quang vào lớp năng khiếu nhưng với điều kiện Quang chỉ đươcï huấn luyện để trở thành thủ môn. HLV Tống Anh Hoàng tâm sự: “Không hiểu sao khi đó tôi có linh cảm Minh Quang sẽ là một thủ môn có triển vọng…”. Và, nếu không có “đôi mắt xanh” của cựu tiền đạo Tống Anh Hoàng, có lẽ cuộc đời Trần Minh Quang đã rẽ sang một hướng khác (?). Mặc dù tập luyện ở lớp năng khiếu nhưng suốt nhiều năm sau đó con đường để trở thành một thủ môn thực thụ của Minh Quang vẫn chưa được xác định rõ nét. Đầu cấp THPT (lớp 10), Quang tập luyện được khoảng vài tuần rồi xin nghỉ, tập trung cho việc học tập. Sang năm lớp 11, Quang cũng chỉ tập được vài ba tháng rồi lại nghỉ, tập trung học tập. Và, đến năm học lớp 12 thì hầu như toàn bộ thời gian Quang đều dành cho việc học tập. Cho đến khi tốt nghiệp THPT (1991), Trần Minh Quang mới chính thức đăng ký tham gia đội bóng.

Khi Minh Quang được bổ sung vào danh sách đội bóng đá Bình Định (1992) thì tên tuổi của thủ môn Nguyễn Văn Cường đang “nổi như cồn”, nên vị trí của anh ít được chú ý. Cho đến năm 1996, khi Nguyễn Văn Cường làm nhiệm vụ thủ môn đội tuyển Quốc gia, Minh Quang mới được bắt chính cho đội Bình Định. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quang đã chứng tỏ là một thủ môn có nhiều triển vọng. Cuối năm 1996, Minh Quang được gọi tập trung vào đội tuyển Olympic Quốc gia. Đây có thể coi là “bước ngoặt “ quan trọng đối với cuộc đời thủ môn của Quang. Nhờ khả năng cũng như tinh thần, ý thức tập luyện tốt, Minh Quang được HLV Colin Murphy chọn vào đội hình đội tuyển Việt Nam tham dự Dunhil Cup 97 tổ chức tại Malaysia. Nhưng, “vạn sự khởi đầu nan”. Ngay ở cuộc thi đấu quốc tế đầu tiên, Minh Quang đã phải “nếm mùi” cay đắng. Do thiếu “kinh nghiệm trận mạc”, Trần Minh Quang phải liên tiếp vào lưới nhặt bóng, trong đó có những trận tới… 3 trái. Thất bại ở Dunhil Cup 97 là một cú sốc nặng đối với Minh Quang. Thậm chí, đã có lúc Quang định “treo găng”, giã từ sân cỏ. Chưa hết! Tiếp sau đó, Minh Quang lại phải hứng chịu liên tiếp những tai nạn, rủi ro, buồn phiền… Từ Dunhil Cup trở về, Minh Quang phải thi đấu trong đội hình hạng nhì. Vừa cùng đồng đội đưa đội bóng Bình Định trở lại hạng nhất thì tai hoạ lại ập xuống. Tháng 5-1998, trong trận gặp Cảng Sài Gòn, Minh Quang bị chấn thương nặng đến mức gãy chân phải. Đó cũng là thời điểm đội Bình Định lại rớt xuống hạng nhì. Vậy là tiêu tan.

Thế nhưng, một lần nữa Minh Quang lại gượng đứng dậy. Noi gương ý chí của thầy Dương Ngọc Hùng, Minh Quang lo tìm thầy chữa trị chấn thương và kiên trì tập luyện, phục hồi sức khoẻ. Tinh thần, ý chí quyết tâm của Quang đã được đền đáp. Chân của Minh Quang không những phục hồi mà còn có thể tiếp tục thi đấu bình thường. Trở lại sân cỏ, Minh Quang được tham dự Dunhil Cup 98, nhưng phải “đóng vai phụ” cho thủ môn Trần Tiến Anh (Thể Công). Không nản chí, Minh Quang tiếp tục kiên trì tập luyện. Thế rồi, Minh Quang từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình.

SEA Games 20 (1999) tổ chức tại Brunei, Trần Minh Quang đã thi đấu ngoan cường, xuất sắc,góp phần giúp đội tuyển Việt Nam đoạt HCB. Điều đáng nói, ở giải này, Minh Quang đã lập một kỷ lục 490 phút giữ sạch mành lưới cho đội tuyển Việt Nam. Kể từ đó Trần Minh Quang thi đấu ngày càng tự tin, ổn định; đồng thời, bề dày thành tích của anh cũng từng bước nhân lên. Sau một thời gian tạm “nhường bước” Võ Văn Hạnh (SLNA), Minh Quang đã dần khẳng định vị trí số I thủ môn Việt Nam. Tại Tiger Cup 2002 vừa qua, Quang đã thi đấu cực kỳ xuất sắc, bảo vệ tốt khung thành, góp phần cùng Đội tuyển Việt Nam đoạt HCĐ. Trong vai trò Đội trưởng Đội bóng đá Bình Định, Trần Minh Quang luôn gương mẫu trong tập luyện, sinh hoạt; góp phần quan trọng trong việc đưa Đội Bình Định thăng hạng nhất,hạng chuyên nghiệp và trụ hạng trong mùa giải vừa qua.

Thủ môn Trần Minh Quang đoạt danh hiệu “Quả bóng bạc” khi vừa bước sang tuổi 30. Không còn là sớm đối với một cầu thủ như Quang, nhưng đối với một đời người, đoạt được danh hiệu ở ngưỡng tuổi tam thập cũng là niềm hạnh phúc không nhỏ. Điều quan trọng, có được vinh dự như hôm nay, Minh Quang đã phải trải qua bao năm tháng rèn luyện, kiên trì vượt qua khó khăn, thử thách và cả tai hoạ. Bởi vậy, danh hiệu “Quả bóng bạc” đối với Quang cực kỳ ý nghĩa. Xin chúc mừng thủ môn Trần Minh Quang!

  • Viết Hiền

Vài dòng “trích ngang” về Trần Minh Quang

-Sinh ngày 19-4-1973, tại TP Qui Nhơn.Cao: 1,76m,nặng: 69kg. Học năng khiếu bóng đá từ năm 1987. Chính thưc khoác áo Đội bóng đá Bình Định năm 1992. Khoác áo Đội tuyển Olympic Quốc gia năm 1996.Khoác áo Đội tuyển Quốc gia năm 1997.Thành tích: HCB Tiger Cup 98,HCB SEA Games 99,HCĐ Tiger Cup 2002, danh hiệu “Quả bóng bạc” Việt Nam 2002.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 3:22 am

Nguyễn Ngọc Thiện

Trưởng thành từ bóng đá học đường, sau đó được chơi cho đội Công nhân Nghĩa Bình từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Trong hơn 10 năm khoác áo đội bóng đất Võ (từ năm 1976 đến năm 1987), Nguyễn Ngọc Thiện đã cùng “thế hệ vàng” lúc đó gồm: Phan Kim Lân, Đặng Gia Mẫn, Tống Anh Hoàng, Dương Ngọc Hùng, Lê Trọng Tuấn... làm nên những trận cầu đáng nhớ và tạo nên biệt danh “Ngựa ô” cho đội bóng Nghĩa Bình. Sau khi treo giày, ông đã trở thành HLV của tuyển trẻ Bình Định. Trong sự nghiệp HLV của mình, Nguyễn Ngọc Thiện từng tham gia huấn luyện hàng chục đội bóng: cấp tỉnh, cấp quốc gia và cả một đội bóng... nước ngoài.
Image
Nguyễn Ngọc Thiện - Hàng ngồi, thứ nhất từ trái sang

Năm 1997, trong chương trình hợp tác giữa 2 nước Việt - Lào, Nguyễn Ngọc Thiện được cử sang làm HLV trưởng đội bóng đá Champasak để tham dự Đại hội TDTT toàn quốc tại Luangprabang. Nhìn chung, cơ sở vật chất của các đội bóng ở Lào cũng tương đối tốt, các cầu thủ của họ tập luyện rất nghiêm túc và thi đấu nhiệt tình. Nhưng điều quan trọng là khả năng chuyên môn của các cầu thủ còn nhiều hạn chế, nên bóng đá Lào chưa thể phát triển so với các nước trong khu vực.

Năm 2000, nằm trong chương trình mục tiêu phát triển bóng đá nữ ở khu vực miền Trung, Nguyễn Ngọc Thiện bắt tay vào công tác huấn luyện đội tuyển nữ Quảng Ngãi. Tuy đội nữ Quảng Ngãi đã không được duy trì, nhưng nhiều cầu thủ trưởng thành từ lò Quảng Ngãi lúc đó hiện cũng là những trụ cột của đội tuyển Việt Nam vừa tham dự ASIAD 15 như: Từ Thị Phụ, Kim Tiến, Ngô Thị Hạnh, Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền...

Năm 2001, Nguyễn Ngọc Thiện được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cử đi học chuyên đề huấn luyện bóng đá nữ tại Bắc Kinh (Trung Quốc), sau đó Nguyễn Ngọc Thiện về nhận nhiệm vụ làm HLV phó đội tuyển nữ Việt Nam tham dự ASIAD 14 tại Busan (Hàn Quốc). Tại Á vận hội 2002, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam phải gặp những “đàn chị” của bóng đá châu Á, thậm chí là thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan. Một kết quả hòa 1-1 trước Đài Loan và những trận thua không quá tệ trước những đối thủ còn lại đã khẳng định sự lớn mạnh của bóng đá nữ Việt Nam. Những cầu thủ nữ Việt Nam tham dự ASIAD Busan năm 2002 là lứa cầu thủ tốt nhất của Việt Nam cho đến thời điểm này. Còn về các cầu thủ nữ, họ đều rất cần cù, chịu khó trong tập luyện, nhưng điểm yếu lớn nhất của họ so với các đồng nghiệp nam vẫn là vấn đề thể lực.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 3:29 am

Lê Trọng Tuấn: "Tuấn 360" - bóng đá và café

Từng là một tiền vệ xuất sắc trong màu áo đội Công nhân Nghĩa Bình những năm 80 thế kỷ trước. Nhưng do chấn thương liên tiếp đã buộc anh phải giã từ bóng đá đỉnh cao. Nghỉ chơi bóng, anh quay sang mở quán café. Việc kinh doanh bận bịu, tưởng không còn thời gian để gắn bó với bóng đá. Nhưng niềm đam mê trái bóng tròn lại thôi thúc anh thành lập một CLB bóng đá phong trào, và đã duy trì được hơn 10 năm nay. Anh là Lê Trọng Tuấn - chủ quán café 360 Bạch Đằng, TP. Quy Nhơn, mà nhiều người vẫn hay gọi là "Tuấn 360".

* Hành trình với "ngựa ô"

Sinh năm 1961, tại An Nhơn, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Lê Trọng Tuấn đã bộc lộ năng khiếu chơi bóng và thường xuyên được gọi tập trung cho đội bóng của huyện để thi đấu tại các giải phong trào học sinh trong tỉnh. Sau giải phóng, biết tài năng của cầu thủ Tuấn, các cầu thủ lớn tuổi đã "mách nước" cho HLV Lê Đình Chính chọn anh vào đội Công nhân Nghĩa Bình. Khi đó anh mới 17 tuổi. Thi đấu chắc chắn ở vị trí tiền vệ phòng ngự, Lê Trọng Tuấn đã cùng các đồng đội lúc đó như: Phan Kim Lân, Dương Ngọc Hùng, Nguyễn Ngọc Thiện, Tống Anh Hoàng, Đặng Gia Mẫn... tạo nên những trận cầu đáng nhớ. Tại mùa giải A1 toàn quốc lần thứ nhất tổ chức năm 1980, đội Công nhân Nghĩa Bình đã thắng đội Cảng Sài Gòn (lúc đó có các danh thủ như: Lê Văn Tư (Tư Lê), Trần Văn Xinh, Nguyễn Văn Ngôn, Cù Hè, Dương Văn Thà...) với tỷ số 1-0 trên sân Hải Phòng; thắng Sở Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2-1 trên sân Thống Nhất (năm 1982); thắng Thể Công 2-1 trên sân Nha Trang (năm 1984)... Lúc đó, đội Công nhân Nghĩa Bình với đội hình gồm nhiều cầu thủ trẻ, không được đánh giá cao, nhưng bằng những trận thắng bất ngờ và thuyết phục, đội đã được người hâm mộ yêu mến đặt cho biệt danh "ngựa ô".Nói về người đồng đội từng thi đấu trong màu áo đội Công nhân Nghĩa Bình, ông Nguyễn Ngọc Thiện - HLV đội U21 Bình Định, cho biết: "Tuấn là một tiền vệ có lối chơi chắc chắn, tư duy chiến thuật tốt, sống hòa đồng với anh em, nên được các thành viên trong đội bóng quý mến. Việc anh sớm phải nghỉ thi đấu đỉnh cao là một tổn thất lớn cho bóng đá Nghĩa Bình lúc bấy giờ".

* "Ông bầu" 360

Năm 1985, trong một trận đấu giữa đội Công nhân Nghĩa Bình với một đội tuyển Lào trên sân Quy Nhơn, sau một pha va chạm, Lê Trọng Tuấn bị đứt dây chằng đầu gối trái. Vừa lo chữa chạy, vừa cố gắng thi đấu, nhưng rồi đến năm 1987, anh lại gặp một chấn thương khác trong trận giao hữu với đội Phú Khánh. Vậy là anh đành chia tay sự nghiệp thi đấu đỉnh cao.Chấn thương, nghỉ thi đấu, Lê Trọng Tuấn quay sang mở quán café trên mảnh đất của người chị để kiếm sống. Vốn là người mê nhạc, nên trên thị trường có băng nhạc nào mới là Tuấn tậu ngay, dàn âm thanh cũng được ông chủ sành nhạc trang bị khá hoàn hảo để vừa nghe, vừa phục vụ khách. Những vết thương khá nặng, cùng công việc kinh doanh chiếm khá nhiều thời gian đã khiến Lê Trọng Tuấn xa bóng đá khá lâu. Nhưng khi thấy bắt đầu "chạy được" thì anh trở lại với bóng đá theo cách của mình: thành lập CLB phong trào để ngày ngày được chơi bóng. Ban đầu, chỉ 5, 6 anh em thân quen thường uống café chung, chiều chiều xỏ giày ra sân đá gôn "tôm" để "kiếm chút sức"; sau số lượng cầu thủ cứ thế tăng dần và định hình cái tên CLB bóng đá café 360. Anh em tự giác chung tiền thuê sân, thỉnh thoảng đi thi đấu giao hữu với các đội bóng ở các huyện.

Trò chuyện với chúng tôi, "ông bầu" 360 vẫn trăn trở với hướng phát triển của bóng đá Bình Định, đặc biệt là việc đào tạo cầu thủ trẻ. Những trận đấu của các cầu thủ U15 Bình Định tại giải U15 quốc gia và U17 trong màu áo đội tuyển quốc gia tại giải U17 châu Á được truyền hình trực tiếp, anh hầu như không bỏ sót trận nào. Niềm đam mê với trái bóng tròn vẫn luôn cháy trong "Tuấn 360".

  • Lê Cường
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 3:42 am

Phan Kim Lân: "Lân dzẽ”

Sinh ở Quảng Bình, tuổi thơ gắn bó với xứ Huế, nhưng gần như cả cuộc đời lại gởi trọn ở vùng đất võ. Cái duyên của ông với bóng đá cũng có nhiều thay đổi... Sau này, khi vào Quy Nhơn, được học ở trường dòng La San, Phan Kim Lân thường sang đá giúp cho trường Cường Để (Trường Quốc Học Quy Nhơn bây giờ). Đó là vào thập niên 60 thế kỷ trước. Từ năm 1972-1974, Phan Kim Lân dạy học ở Phú Yên và đầu quân cho đội bóng này trong 2 năm. Từ 1975 đến 1986 chính thức đá cho đội bóng Nghĩa Bình, rồi lại làm HLV đội Nghĩa Bình (1986-1990). Sau đó, Phan Kim Lân làm HLV đội bóng Quảng Ngãi, năm 1992 nắm đội Gia Lai. Để rồi năm 2000 lại về Bình Định huấn luyện cho lứa U13.

Nhiều người vẫn chưa quên được những bước di chuyển liên tục khắp mặt sân trong cả trận đấu, những pha đi bóng từ cánh trái sang cánh phải với kỹ thuật cá nhân điêu luyện của ông. Lúc ấy, Phan Kim Lân chơi bóng theo sở thích, bản năng, không có HLV, không có chế độ tập luyện. Vì là niềm đam mê nên chủ yếu là tự tập. Thường thì khoảng 5 giờ sáng Phan Kim Lân chạy 1 vòng khoảng 7-10 km quanh thành phố Quy Nhơn, sau đó về đi học. Chiều ra sân chia 2 đội hình ra thi đấu. Lúc đó toàn đội luôn luyện tập với tinh thần tự giác rất cao. Nhiều hôm, rời sân bóng thì thành phố đã lên đèn.

Về những tiền đạo trong đội Công Nhân Nghĩa Bình thời đó

Đội Nghĩa Bình những năm sau giải phóng có 3 tiền đạo luôn biết phải làm gì khi có bóng trong chân, đó là Đặng Gia Mẫn, Tống Anh Hoàng và Nguyễn Ngọc Thiện. Mẫn biệt danh là “jeep lùn” bởi tốc độ đi bóng rất cao, ông thường có những quả dốc bóng dọc cánh trái cực tốt, làm rối hàng thủ đối phương rồi tạo điều kiện cho đồng đội ghi bàn. Tống Anh Hoàng (thường gọi là A) có cú đánh đầu siêu việt. Những quả đánh đầu của anh có độ chính xác rất cao, hầu như các hậu vệ và thủ môn đối phương không thể cản phá các pha ghi bàn bằng đầu của Hoàng nếu để khoảng trống cho anh ta. Còn Thiện lại rất nhạy bén ở pha ghi bàn bằng những quả hứng ngực rồi bắt vôlê.

Một số trận đấu mà ông không thể quên trong đời cầu thủ

Năm 1971, đội tuyển bóng đá tỉnh Bình Định đá giải miền Nam tại Sài Gòn. Trong giải đấu đó, Phan Kim Lân đã được chơi với những danh thủ miền Nam như: Tam Lang, Dương Văn Thà, Lê Văn Tâm (cha của Lê Huỳnh Đức), Võ Thành Sơn... Đến năm 1984, sau trận thắng Hải Quan TP Hồ Chí Minh 3-1 tại sân Hải Phòng, nhiều khán giả thành phố “hoa phượng đỏ” đã đến vây xe lại để được nhìn, sờ những cầu thủ hâm mộ. Đó là những giây phút xúc động và vinh dự mà mỗi cầu thủ đều không thể quên được. Rồi năm 1979, Phan Kim Lân được gọi tập trung đội tuyển quốc gia để thi đấu giải bóng đá quân đội các nước xã hội chủ nghĩa. Các đội bóng tham dự đều rất mạnh như: Đức, Tiệp, Hungary, Angola, Cuba. Nhưng thời đó, tuyển thủ Việt Nam lại đồng đều nên đã có những trận đấu rất hay: hòa Hungary, thắng Đức, Angola, Cuba và chỉ thua 1 trận trước Tiệp Khắc. Kết thúc giải, đội Việt Nam xếp thứ 2.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 4:41 am

Vô địch cúp quốc gia 2003

  • Vòng 2, 5 tháng 1, 2003
    Vạn Chinh – Bình Định: 1–5
  • Vòng 2, 12 tháng 1, 2003 Sân vận động Quân khu 7
    Quân khu 7 – Bình Định: 0–5
  • Vòng tứ kết, 9 tháng 2, 2003 Sân vận động Long An
    Gạch Đồng Tâm Long An – Bình Định: 1–4
  • Vòng bán kết, 28 tháng 6, 2003 Sân vận động Quy Nhơn
    Bình Định – LG-ACB: 4–1
  • Chung kết, 2 tháng 7, 2003 Sân vận động Quy Nhơn, Bình Định
    Bình Định – Ngân hàng Đông Á: 2–1

Bình Định lần đầu tiên đoạt Cup quốc gia

Image
Bình Định vui mừng nhận Cup.
Chiều 2/7/2003, trên sân Quy Nhơn, đội bóng đất võ đã giành danh hiệu đầu tiên tại một giải đấu tầm cỡ quốc gia. Trước sự chứng kiến của khoảng 15.000 khán giả, họ đã vượt qua NH Đông Á ở trận chung kết bằng chiến thắng thuyết phục với kết quả 2-1.

Cũng như ở trận bán kết, chủ nhà Bình Định chọn lối chơi thiên về tấn công khi bố trí tiền đạo Minh Mính đá ngay dưới cặp tiền đạo Pipat - Khoa Thanh. Tiền vệ Sandro chơi rất hay ở hiệp hai trận gặp ACB cuối tuần qua, nhưng vẫn phải ngồi dự bị vì chưa hoàn toàn bình phục chấn thương. NH Đông Á cũng tung vào sân đội hình mạnh nhất hiện có với sự góp mặt của bộ ba ngoại binh: thủ môn Livingstone - trung vệ Kankam - tiền vệ phòng ngự Abbey.

Trước sự cổ vũ của khán giả nhà, Bình Định đã nhập cuộc với tinh thần quyết tâm cao. Họ thi đấu nhanh, và uy hiếp khung thành đội khách ngay ở phút thứ hai, khi Pipat sút trúng chân Livingstone ở góc hẹp. Những phút tiếp theo, Bình Định làm chủ khu trung tuyến nhờ sự góp mặt của Issawa - Cầu thủ hay nhất trận bán kết thứ nhất, gặp ACB. Họ tạo được nhiều pha ép thành hơn, nhưng hàng hậu vệ NH Đông Á chơi rất tập trung. Thủ môn Livingstone cũng thi đấu tốt ở đầu trận, đáng chú ý nhất là pha cản phá cú sút cận thành của Minh Mính. Tấn công nhiều nhưng chưa đạt hiệu quả, HLV Dương Ngọc Hùng quyết định tung tiền vệ biên phải Sandro vào thay Xuân Hùng. Chính cầu thủ người Brazil này đã ghi hai bàn ở trận bán kết, trong đó có pha phá thế quân bình không lâu sau khi vào sân.

Từ phút 44, NH Đông Á chỉ còn chơi với 10 cầu thủ, do Liêm Thanh phải nhận thẻ đỏ rời sân vì đánh nguội tiền vệ Issawa. Đây là một tổn thất lớn đối với đội quân của HLV Vital, vì Liêm Thanh là một trong những trụ cột của NH Đông Á ở thời điểm này. Chỉ khoảng hai phút sau, Bình Định cụ thể hóa ưu thế quân số thành bàn phá thế bế tắc sau một pha phối hợp cực kỳ đẹp mắt. Sau quả tạt của Tấn Thật từ bên cánh phải vào giữa khu cấm địa, Minh Mính ngả người tung cú vôlê siêu hạng bằng chân phải làm tung lưới của Livingstone. Đây là bàn thắng thứ ba của Minh Mính trong hai trận qua.

Ngay sau giờ nghỉ giải lao, lưới của NH Đông Á thiếu chút nữa đã rung lên lần thứ hai. Sandro đá phạt trực tiếp hiểm hóc, khiến bóng đi vòng qua hàng rào và đập trúng cột dọc nảy ra. Minh Mính - cầu thủ hay nhất trận chung kết - lao vào định kết thúc bồi, nhưng Livingstone đã kịp ôm gọn bóng. Bị dẫn trước, nhưng NH Đông Á vẫn không thể gia tăng sức tấn công. Trái lại, họ liên tục bị Bình Định ép. Chính vì vậy, HLV Vital buộc phải thay nhân sự trên hàng tiền đạo của đội khách bằng việc tung Trung Vĩnh vào thế chỗ Hoàng Hùng ở phút 60. Nhưng điều này cũng không giúp NH Đông Á cải thiện được tình thế. Họ bế tắc trong việc triển khai tấn công, nhiều khi phải co cụm trước khu 16m50 để chống đỡ các đợt lên bóng từ mọi hướng của đội chủ nhà. Và nếu không có tài năng của Livingstone, NH Đông Á đã chịu thêm bàn thua ở phút 75, trong tình huống Pipat sút căng từ cự ly chỉ khoảng 7 m. Thủ môn Minh Quang không phải vất vả làm việc ở trận này, nhưng khi có cơ hội trổ tài, anh cũng chứng tỏ không thua kém đồng nghiệp phía bên kia cầu môn. Phút 80, Abbey nhận đường chuyền vào bên trái khu cấm thành, rồi sút hiểm hóc đưa bóng về phía góc cao và xa. Nhưng Minh Quang đã bay người rất đẹp, đẩy bóng đi hết biên ngang.

Trong ít phút cuối, trận đấu trở nên sôi nổi do hai đội liên tiếp ghi bàn. Khi trận đấu chỉ còn khoảng 5 phút, Trung Vĩnh buộc hai đội phải làm lại từ đầu bằng bàn san bằng tỷ số 1-1. Nhưng chỉ khoảng 2 phút sau, Bình Định ấn định chiến thắng 2-1 bằng pha phối hợp của hai hậu vệ biên. Văn Tâm nhận bóng ở bên trái khu cấm địa và chuyền đổi cánh. Ngọc Bảo có mặt kịp thời ngay trong khu 5m50, đánh đầu hạ Livingstone ở góc hẹp.

Thắng trận này, Bình Định nhận Cup và được thưởng 200 triệu đồng. NH Đông Á nhận HC bạc và 150 triệu đồng. Hai đội thua ở bán kết là ACB và Hàng không Việt Nam cùng được thưởng 50 triệu đồng. Bình Định sẽ đọ sức với HA Gia Lai ở trận tranh Siêu Cup quốc gia.
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby turbo » Sat May 19, 2007 6:16 am

Vô địch cúp quốc gia 2004

  • Vòng 2, 1 tháng 2, 2004 Sân vận động Thống Nhất
    Bình Định 3-1 Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn
  • Vòng chung kết, nhóm B, Sân Vinh
    1 tháng 7, 2004 Hoa Lâm Bình Định 3–1 Thừa Thiên-Huế
    3 tháng 7, 2004 An Giang 0–1 Hoa Lâm Bình Định
    5 tháng 7, 2004 Sông Lam Nghệ An 0–0 Hoa Lâm Bình Định
  • Vòng bán kết, 8 tháng 7, 2004 Sân Vinh
    Bình Định – Bình Dương : 3–1
  • Chung kết, 10 tháng 7, 2004 Sân Vinh
    Bình Định – Thể Công: 2–0

Cúp vô địch lại về Đất võ

Chiều 10-7 tại Nghệ An đã diễn ra trận chung kết Cúp quốc gia năm 2004 giữa đương kim vô địch Bình Định và Thể Công. Mặc dù có nhiều "lời ra tiếng vào" về giải đấu này nhưng trận chung kết là một trận đấu thật với khát khao chiến thắng của cả 2 đội. Kết quả, với chiến thắng chung cuộc 2-0, Cúp vô địch một lần nữa lại về với Bình Định một cách thuyết phục.

Image
Bình Định đã bảo vệ thành công chức
vô địch
Ngay sau trận đấu, chúng tôi liên lạc với ông Lê Văn Minh để chúc mừng. Đầu dây bên kia, ông Giám đốc Sở TDTT Bình Định giọng như lạc đi giữa tiếng reo hò của các cầu thủ: "Cảm ơn! Cảm ơn! Tôi nghĩ đây là một chiến thắng rất xứng đáng. Các cầu thủ của chúng ta đã thi đấu tuyệt vời...".

Sáng 11-7, toàn đội đã về đến Bình Định. Đông đảo người hâm mộ đã ra ngã ba Phú Tài để chờ đón xe chở các cầu thủ về. Trong khi đó, các thành viên trong CLB mô tô đã "sốt sắng" chạy thẳng ra tận Gò Găng để hộ tống xe và Cúp vô địch về Quy Nhơn. Trên chặng đường từ Phú Tài về Sở TDTT, dọc đường đi, nhiều cổ động viên đã chạy xe máy bám theo đoàn và hô vang "Bình Định vô địch!". Các cầu thủ, mặc dù phải di chuyển một chặng đường dài từ Nghệ An về ngay trong đêm, nhưng khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ, vui mừng. Issawa và Pipat liên tục thò tay ra ngoài cửa xe để vẫy chào người hâm mộ.

Khi đoàn về đến Sở TDTT đã có hàng trăm người hâm mộ tập trung tại đây để chờ đón. Những bó hoa tươi thắm được trao đến từng cầu thủ, các thành viên trong Ban huấn luyện. Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay mãi không ngớt. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã có mặt kịp thời để chúc mừng thành tích của toàn đội. Phát biểu tại cuộc họp mặt ngay sau đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Bình khẳng định: "UBND tỉnh rất vui mừng trước thành tích mà các cầu thủ đã đạt được tại Cúp quốc gia lần này. Đây là một vinh dự của nền TDTT tỉnh nhà..." Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thanh Bình cũng ân cần thăm hỏi sức khỏe các cầu thủ và ngợi khen "cuộc hành quân thần tốc" như "nghĩa binh Tây Sơn" của các cầu thủ ngay trong đêm sau trận đấu, để mang chiếc Cúp vô địch về đến tỉnh nhà.

Image
Đoàn xe mô tô hộ tống Cúp vô địch
về Quy Nhơn
Trao đổi với chúng tôi, Lê Thanh Phương, cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên cho Bình Định trong trận chung kết, cười nói: "Tôi có một chút may mắn khi thực hiện thành công cú sút phạt. Bàn thắng đã phá vỡ được sự bế tắc và đưa Bình Định đến chiến thắng. Tuy nhiên, công lao ấy không phải của riêng tôi mà đó là công sức của toàn đội, anh em đã cố gắng thi đấu hết mình...".

Ngay sau cuộc gặp mặt báo công với UBND tỉnh, nhiều cầu thủ được người hâm mộ và người thân vây quanh để thăm hỏi. Giữa cuộc vui chừng như bất tận của các cầu thủ và người hâm mộ, chúng tôi thoáng bắt gặp một chút ưu tư trên khuôn mặt của Pipat và Yuthaijak, có lẽ đây là cuộc vui cuối cùng của 2 cầu thủ này trong màu áo đội Bình Định.

Theo chúng tôi, việc Bình Định bảo vệ thành công chức vô địch không chỉ là niềm vui của tỉnh Bình Định mà còn "cứu" cho BTC giải một bàn thua trông thấy. Thử đặt tình huống ngược lại, nếu Thể Công vô địch thì thật "oái oăm" cho bóng đá Việt Nam khi một đội bóng vừa rớt hạng lại lên ngôi vô địch (!?).

Bình Định đã bảo vệ thành công chức vô địch. Công đầu của thành quả ấy thuộc về Ban huấn luyện và các cầu thủ. Bên cạnh đó là sự đầu tư của UBND tỉnh, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ hết mình của người hâm mộ Bình Định. Rồi đây, khi mùa giải mới bắt đầu, với sự tài trợ của Hoa Lâm, hy vọng tên tuổi Bình Định sẽ vươn xa hơn.

  • Công Tâm

Diễn biến chính của trận chung kết
Image
Lê Thanh Phương (áo xanh)
- cầu thủ đã mở bàn thắng
đầu tiên cho Bình Định
(ảnh: VietNamNet)
Hiệp 1: Diễn biến trận đấu khá tẻ nhạt. Thể Công chủ động chơi phòng ngự còn Bình Định sau những phút đầu chơi chệch choạc đã triển khai tấn công chặt chẽ từ phía sân nhà. Tuy nhiên các pha lên bóng và kết thúc của Bình Định không nguy hiểm và chỉ chập chờn từ bên ngoài vòng 16m50.

Hiệp 2: Bình Định tăng cường cầu thủ nội tỉnh bằng cách đưa Xuân Hùng và Văn Dũng vào sân thay cho Thành Lợi, Văn Tâm. Thể Công chơi lấn lướt những phút đầu. 10 phút sau Bình Định đã lấy lại thế trận.

Phút 59, Minh Mính đột phá và chuyền như đặt để Thanh Phương tung vô lê, tiếc rằng thủ môn Mạnh Dũng quá xuất sắc. Các cầu thủ Bình Định chơi hưng phấn hẳn lên.

Phút 65, trong pha phản công nhanh, các cầu thủ Bình Định chơi áp sát, Thanh Phương đánh đầu hiểm hóc buộc trung vệ Thanh Hải phải dùng tay cứu bóng. Trọng tài rút thẻ đỏ đuổi Thanh Hải ra khỏi sân và cho Bình Định hưởng quả phạt 11m. Nhưng cú sút phạt của Nirut quá lộ khiến thủ môn Mạnh Dũng hóa giải được. Đội Bình Định có sự ức chế tâm lý dẫu chơi hơn người.

Phút 77, trọng tài lại rút thẻ vàng thứ 2 cho Văn Hiển sau một lỗi vào bóng thô bạo. Bình Định mất hết lợi thế. Thể Công lại bắt đầu vùng lên mạnh mẽ và tranh chấp quyết liệt khu trung tuyến, thủ môn Minh Quang đã phải 2 lần cứu bóng trước mũi giày của các cầu thủ Thể Công.

Phút 85, xà ngang đã cứu thua cho Bình Định trước cú sút như trái phá của Bảo Khanh.

Phút 88, Thanh Phương phá vỡ thế bế tắc cho Bình Định bằng cú sút phạt qua hàng rào từ cự ly gần 20m, bóng nhiểu vào góc cao làm bó tay thủ môn Mạnh Dũng, mở tỉ số.

Phút 90, trong tình huống Thể Công dồn quân tấn công, Minh Mính cướp được bóng rồi bứt phá tốc độ xuống trung lộ, thoát khỏi sự đeo bám của hậu vệ Thể Công và tỉa bóng cho Issawa đang cùng nỗ lực lao xuống hỗ trợ và pha kết thúc hoàn hảo của cầu thủ này đã chấm dứt niềm hy vọng Thể Công, đưa Bình Định lần thứ 2 liên tiếp đoạt Cúp Quốc gia.

  • Q.K

Vài hình ảnh Cúp Quốc gia 2004:




User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby bin2003 » Wed May 30, 2007 3:25 pm

Sơn “địa”: bóng đá và cuộc đời

Phong trào chơi bóng đá ở Bình Định bắt đầu phát triển từ trước năm 1975. Nhưng khi ấy, địa phương có số người chơi môn thể thao “vua” đông nhất lại không phải Quy Nhơn mà là An Nhơn. Đội bóng Quang Trung (Đập Đá, An Nhơn) là một trong những đội được hình thành sớm vào thời điểm đó. Đội nhanh chóng thu hút được nhiều ”hảo thủ như: Tống Anh Hoàng, Báo, Thống, Thìn… và Nguyễn Thanh Hà (người sau này được biết đến với biệt danh Sơn “địa”).

Image
Sơn “địa” (2) nhận Cúp vô địch Giải Bóng đá Lão tướng miền Trung. Ảnh: C.X


Đam mê với trái bóng tròn

Sinh ra và lớn lên tại xã Nhơn Hậu (huyện An Nhơn), ngoài thời gian học hành và phụ giúp công việc gia đình, chàng thanh niên Nguyễn Thanh Hà thường ra sân đá bóng với bạn bè đồng trang lứa. Anh cũng thường xuống Đập Đá để chơi cho đội Quang Trung. Từ đây, khả năng chơi bóng của Hà dần được khẳng định. Nhưng rồi, do cuộc sống gia đình khó khăn, Hà phải theo cha mẹ vào Quy Nhơn để tìm kế sinh nhai. Dù vậy, mỗi khi có trận đấu quan trọng, đội Quang Trung đều cử người đánh xe xuống tận nhà mời Hà về đá.

Sau năm 1975, Nguyễn Thanh Hà chơi cho đội Thanh niên Bình Định, sau đó là Lâm nghiệp Bình Định; tham gia các giải bóng đá Trường Sơn, giải hạng Nhất… Thể hình cao lớn, luôn chơi nhiệt tình, lăn xả nhưng đúng luật và không thô bạo, Sơn “địa” luôn là một hậu vệ khó chịu đối với bất kỳ tiền đạo nào khi đó. Ngoài ra, khả năng ném biên của Sơn “địa” cũng là một loại “vũ khí” đặc biệt của đội Bình Định. Những quả ném biên mạnh, chính xác “còn hơn những quả phạt góc” của Sơn “địa”, đã không ít lần giúp Tống Anh Hoàng, Đặng Gia Mẫn hay Nguyễn Ngọc Thiện chuyển thành bàn thắng cho đội nhà.

Nói về người đồng đội cũ, ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Sơn “địa” là một cầu thủ nghiêm túc trong tập luyện. Nhờ có sức vóc tốt và thi đấu cần cù, nhiệt tình, nên anh luôn tạo được niềm tin cho các đồng đội”. Về biệt danh của mình, Sơn “địa” cho biết: “Vì sợ bị bắt quân dịch, tôi phải sử dụng giấy tờ của người em tên Sơn. Sau đó, khi vào đội Bình Định, anh em muốn đề xuất gì với lãnh đạo thì thường nhờ tôi, nên họ đặt thêm từ “địa”. Gọi riết thành quen”.

Cuộc sống hậu bóng đá

Ngày ấy, bóng đá hầu như chẳng giúp ông dành được chút vốn liếng gì. Do vậy, sau khi “treo giày” từ năm 1983, Sơn “địa” bắt đầu “vật lộn” với cuộc sống. Gia cảnh khó khăn, vợ chồng ông chỉ biết nuôi heo và xay bột để nuôi 3 đứa con ăn học. “Tôi đã làm việc như một cái máy suốt ngày trong nhiều năm liền. Có khi, hàng năm trời không gặp một người bạn nào. Khi còn đá bóng, tôi là một trong những người to cao nhất trong đội, nhưng chỉ sau vài năm, tôi đã sút hơn 10kg, thậm chí nhiều người quen còn không nhận ra” - Sơn “địa” tâm sự.

Sự cần cù, chịu khó của vợ chồng Sơn “địa” rồi cũng gặt hái được những thành quả xứng đáng. Bây giờ, vợ chồng ông đã là chủ của một tiệm tạp hóa và một quán nhậu nho nhỏ trên đường Vũ Bảo (TP. Quy Nhơn). Kinh tế tạm ổn, Sơn “địa” có thời gian đến với những thú vui tuổi già như nuôi chim, cá cảnh; trồng cây cảnh hay hàn huyên với bạn bè. Và, tất nhiên, ông vẫn tìm lại niềm vui xưa, đó là trái bóng tròn, bằng cách cùng những đồng đội cũ lập nên đội bóng lão tướng Nghĩa Bình.

  • Lê Cường
User avatar
bin2003
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 2886
Joined: Wed Apr 14, 2004 12:55 am
Has thanked: 168 times
Have thanks: 176 times
Blog: View Blog (19)
Fan of: Bình Định, Chelsea
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby longzidan » Tue Aug 14, 2007 2:03 am

THẰNG NÀY THẾ MÀ GIỎI!
longzidan
Thành viên
 
Posts: 4
Joined: Tue Aug 14, 2007 1:51 am
Has thanked: 0 time
Have thanks: 0 time
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby chanqtraibien » Thu Sep 20, 2007 1:43 pm

longzidan wrote:THẰNG NÀY THẾ MÀ GIỎI!

THẰNG NÀO?
www.ttvnol.com/binhdinh.ttvn
User avatar
chanqtraibien
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 437
Joined: Wed Mar 02, 2005 1:36 am
Location: Gam cau - Nghia dia city
Has thanked: 0 time
Have thanks: 0 time
Blog: View Blog (1)
Top

Re: Sưu tầm tư liệu về nền bóng đá Bình Định

Postby Casanova » Fri Sep 21, 2007 8:00 am

chanqtraibien wrote:
longzidan wrote:THẰNG NÀY THẾ MÀ GIỎI!

THẰNG NÀO?


1 trong 3 "thằng":
- Sơn "địa"
- Lê Cường
- Bin


:D

Giàn thiêu của Chúa
User avatar
Casanova
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 4097
Joined: Wed Mar 30, 2005 9:04 am
Location: Quy Nhơn - Bình Định
Has thanked: 4 times
Have thanks: 45 times
Blog: View Blog (33)
Fan of: Bình Định, Manchester United
Top

Tống Anh Hoàng (A)

Postby turbo » Tue Jan 22, 2008 7:15 am

Tống Anh Hoàng, cựu danh thủ đội Công nhân Nghĩa Bình: Bao giờ anh trở lại?

TongAnhHoang.JPG
TongAnhHoang.JPG (17.28 KiB) Viewed 8503 times

Chúng tôi chia tay Tống Anh Hoàng khi chiều đã dần tắt nắng. Cố nén những hơi thở khó nhọc, Hoàng khoe với chúng tôi rằng chỉ nay mai anh sẽ lại được ra sân, lại tiếp tục làm công tác huấn luyện cho trường Năng khiếu TDTT, lại vui cùng các học trò lứa tuổi 11,13 của Bình Định. Thế nhưng, khi nhìn thân hình xanh xao cùng dáng đi liêu xiêu của anh, chúng tôi cứ mãi băn khoăn: “Bao giờ ngày ấy sẽ đến?”.

Nổi danh một thời

Sinh ra và lớn lên tại An Nhơn, lá cờ đầu một thời của bóng đá Bình Định, con đường để cậu con cưng của ông chủ tiệm chụp ảnh Vạn Mỹ - Tam Hữu đến với bóng đá khá suôn sẻ. Từng là một cựu cầu thủ phong trào, cha anh đã lập hẳn đội bóng Quang Trung để tranh tài tại các giải bóng đá khu vực miền Trung và miền Nam. Năm Tống Anh Hoàng tròn 12 tuổi, thay vì hướng dẫn con nối nghiệp nhiếp ảnh, ông cho Hoàng xỏ giày theo cha ra sân bóng. Và chỉ vài năm sau, làng bóng đá Bình Định cho ra lò một trung phong toàn diện đến mức mãi khi đã bước sang tuổi 33 (1986), anh vẫn còn đảm trách xuất sắc khâu nhả đạn trên hàng công của đội bóng đất Võ.

Ngày ấy, trung phong Tống Anh Hoàng luôn được xem là một cầu thủ lớn. Dù trải qua bao đời HLV với không ít biến động, nhưng anh vẫn luôn là sự lựa chọn số một trên hàng công của đội bóng đất Võ. HLV đội U.21 Bình Định Nguyễn Ngọc Thiện, người từng là đồng đội của anh trên hàng tiền đạo Bình Định, nhận xét: “Được thi đấu bên cạnh một trung phong giỏi chơi đầu và có sức càn lướt như Tống Anh Hoàng là một thuận lợi không nhỏ cho các tiền đạo. Thuở ấy, tôi với anh Đặng Gia Mẫn thường đóng vai trò vệ tinh xung quanh anh Hoàng. Không chỉ có kỹ năng dứt điểm rất tốt, anh Hoàng còn rất giỏi ở khả năng kiến tạo cơ hội cho chúng tôi ghi bàn”.

Chơi bóng được hơn chục năm, hết mùa giải năm 1986, Tống Anh Hoàng lùi về “hậu trường” để tìm niềm vui với bóng đá phong trào cùng những cậu học trò nhỏ. Anh trở thành một trong những giáo viên đầu tiên của trường Năng khiếu TDTT Bình Định. Sau nhiều năm làm công tác “đãi cát tìm vàng”, thầy Hoàng lần lượt cho ra lò không biết bao nhiêu lứa cầu thủ tài năng của bóng đá Bình Định. Lần lượt Minh Quang, Văn Dũng, Ngọc Bảo… rồi đến Khoa Thanh, Hoàng Vũ hay một số cầu thủ trong đội U.21 Bình Định hiện nay đều từng có thời gian được thầy Hoàng dìu dắt.

… và cơn bạo bệnh

Dũng mãnh trên sân cỏ là thế, nhưng khi tìm đến nhà anh - một ngôi nhà nằm khuất trong con đường nhỏ của phố biển Qui Nhơn, tiếp chúng tôi chỉ là một Tống Anh Hoàng xanh xao và đang phải chống chọi với bệnh tật từng ngày. Chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh “gút” và căn bệnh tiểu đường quái ác đã vắt kiệt sức lực của một người đàn ông tráng kiện. Khi cơ thể xuất hiện những cơn nóng lạnh và đau buốt từ các khớp xương, tưởng mình chỉ bị đau xoàng nên Tống Anh Hoàng chỉ uống thuốc giảm đau và vẫn xỏ giày ra sân cùng những cậu học trò nhỏ. Vậy mà, đến khoảng cuối tháng 12/2006, anh bắt đầu đổ bệnh và bệnh rất nặng.

Không giấu được nỗi buồn trong khóe mắt, Tống Anh Hoàng cho biết anh có đến 9 tháng trời không thể bước chân ra khỏi nhà và buộc phải rời xa những cậu học trò, xa cái SVĐ mà anh luôn xem là mái nhà thứ hai của mình. Dù đồng đội và các học trò thường ghé nhà động viên, thăm hỏi nhưng điều đó vẫn không thể giúp anh nguôi ngoai nỗi nhớ bóng đá. Hàng ngày, anh vẫn xem những trang báo thể thao là người bạn thân thiết, bởi nhờ chúng anh mới biết được tình hình đội bóng quê hương cùng những bước thăng trầm của các cậu học trò.

Trước lúc chia tay, anh mở cho chúng tôi nghe bài Diễm xưa rồi lặng lẽ nhìn về phía đằng xa, nơi tòa tháp Đôi đang nghiêng mình tạm biệt hoàng hôn… Nắng của một ngày rồi sẽ tắt. Nhưng ánh sáng của một đời người không ngắn như vậy. Sớm trở lại nhé, Tống Anh Hoàng ơi

(Khánh Vinh)
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

Tình đồng đội giữa các cựu cầu thủ Công nhân Nghĩa Bình

Postby turbo » Tue Jan 22, 2008 7:24 am

Tình đồng đội giữa các cựu cầu thủ Công nhân Nghĩa Bình

Câu chuyện cổ tích thế kỷ 21

Mười chín năm trôi qua kể từ cuộc chia tay lịch sử, những cựu cầu thủ Công nhân Nghĩa Bình (CNNB) ngày xưa chưa một ngày nguôi nhớ về nhau như những người anh em ruột thịt. Chữ tình mà họ đối đãi với nhau, vì thế, cũng đúng là một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21…

Image
Cuộc chia ly bất đắc dĩ

Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi được sáp nhâp trở lại thành một đơn vị hành chính duy nhất: tỉnh Nghĩa Bình. Đây là tiền đề để đội bóng Lâm nghiệp Nghĩa Bình (sau này đổi tên thành CNNB) ra đời. Trong sự thành công chung của bóng đá Nghĩa Bình trong những năm 80 của thế kỷ trước, không thể không kể đến những đóng góp to lớn của một bộ phận không nhỏ các cầu thủ người gốc Quảng Ngãi. Trong số đó, đáng kể có bộ tứ Bùi Văn Sỹ - Tạ Mạnh Thôi – Trần Văn Hương – Nguyễn Thanh Đường.

Tuy gia nhập đội bóng CNNB ở những thời điểm khác nhau, nhưng may mắn cho 4 cầu thủ gốc Quảng Ngãi nói trên là họ đều được các đồng đội người Qui Nhơn yêu mến và giúp đỡ hết mực. Sau những phút vã mồ hôi trên sân bóng, anh em cầu thủ CNNB thường quây quần bên nhau chia sẻ từng lon sữa, ký đường. Vật chất tuy không nhiều, nhưng mọi người đều có ý thức tự giác giúp đỡ số anh em xa nhà. Cho đến năm 1985, Bùi Văn Sỹ, Tạ Mạnh Thôi, Trần Văn Hương, Nguyễn Thanh Đường đều xây dựng tổ ấm tại thành phố biển Qui Nhơn và quyết tâm lập nghiệp tại đây.

Thế nhưng, đến năm 1989 nhà nước ta lại quyết định tách tỉnh Nghĩa Bình ra thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương như trước kia. Các cán bộ, công nhân viên người Quảng Ngãi thì trở về tỉnh nhà để xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Một quyết định được đưa ra: Hễ cầu thủ nào người Quảng Ngãi thì phải về phục vụ Quảng Ngãi, không được chơi bóng cho tỉnh khác.
Chuyến hồi hương của 4 cầu thủ kể trên quả là một sự chia ly bất đắc dĩ đối với họ và cả những đồng đội. Bởi trong thâm tâm không ai muốn xa rời đội bóng mà mình gắn bó non một thập kỷ. Vả lại, trong số 4 người này, ngoài Bùi Văn Sỹ có vợ là người TPHCM thì cầu thủ Tạ Mạnh Thôi, Trần Văn Hương, Nguyễn Thanh Đường đều đã là con rể của Qui Nhơn.

Cuối năm 1989, 4 cầu thủ trong đội hình CNNB về tăng cường cho đội Thị xã Quảng Ngãi tại giải hạng B toàn quốc rồi dần dần đưa đội bóng này lên đến hạng A1 vào năm 1990.

Ta mãi là đồng đội của nhau

Image
Sau gần 2 thập kỷ chia tay điều khá bất ngờ là các cựu cầu thủ CNNB năm xưa vẫn thường xuyên liên lạc và vẫn xem nhau như những người anh em ruột thịt. Thậm chí, họ còn có thể kể cho nhau nghe vanh vách tên… cháu nội của từng người. Vào các dịp giỗ chạp, lễ Tết hay có con cháu cưới hỏi, các đồng đội CNNB năm xưa luôn tìm đến nhau.

Không chỉ dừng lại ở các mối quan hệ thâm tình như thế, sự quan tâm của những người đồng đội cũ thật đáng quý khi họ luôn kề vai sát cánh lúc ngặt nghèo, khó khăn.

Năm 2003, sau khi nhận được hung tin Nguyễn Thanh Đường đột ngột qua đời do căn bệnh xơ gan cổ trướng, các cựu cầu thủ Bình Định tức tốc mượn xe của Sở TDTT Bình Định, tự đổ xăng ra Quảng Ngãi kịp lễ viếng người đồng đội cũ. Nhận thấy ông Đường qua đời quá đột ngột bỏ lại vợ và 2 con nhỏ, kinh tế gia đình lại rất khó khăn, thế là ông Phan Kim Lân lập tức vận động mọi người quyên góp 6 triệu đồng xây mộ. Số tiền tuy không lớn nhưng lại giúp cho Nguyễn Thanh Đường được mồ yên mả đẹp.

Trong số 4 người hồi hương năm xưa, ngoài Bùi Văn Sỹ và Tạ Mạnh Thôi có đời sống dễ thở hơn nhờ tiếp tục gắn bó với thể thao sau ngày giải nghệ, Nguyễn Thanh Đường ra đi đột ngột thì Trần Văn Hương cũng gặp bện nan y. Năm 2003, ông được các bác sỹ thông báo bị mắc bệnh ung thư gan. Sau 3 năm chữa trị ròng rã tại TPHCM, đến năm 2006 các bác sỹ ở đây lắc đầu trước bệnh tình của ông Hương và cho biết không thể tiến hành hóa trị thêm lần nữa.

Một tia hi vọng lóe lên khi qua một số người quen, ông Hương được biết ĐH Y dược Huế có phương pháp mổ cắt khối u ung thư bằng dao gama. Tuy nhiên, khi ra đến Huế, tia hi vọng mỏng manh của ông và gia đình đâm vào ngõ cụt. Bởi để tiến hành ca mổ nói trên, cần phải có một số tiền lên đến 30 triệu đồng. Sau nhiều năm vật lộn với căn bệnh ung thư, gia đình ông Hương lâm vào cảnh kiệt quệ.

Nghe được tin gia đình ông Hương báo về từ Huế, người đồng đội cũ Bùi Văn Sỹ vận động toàn bộ các cán bộ công nhân viên Sở TDTT Quảng Ngãi quyên góp 5 triệu đồng. Nhưng dù có cộng thêm 10 triệu đồng của gia đình thì tổng cộng vẫn chỉ mới được phân nửa chi phí cho ca mổ trong khi sức khỏe của ông Hương đang đếm ngược từng ngày.

Không còn cách nào khác, ông Bùi Văn Sỹ phải thông báo tin không vui cho anh em cựu cầu thủ Bình Định. Điều bất ngờ là chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, gia đình ông Hương đã nhận được số tiền 15 triệu đồng còn lại để tiến hành ca mổ gan. Ông Phan Kim Lân nhớ lại: “Hôm ấy chúng tôi vừa chơi xong trận giao hữu với đội lão tướng Khánh Hòa thì nhận được điện thoại của anh Sỹ. Mười mấy anh em liền đăng ký vào bản ghi nhớ số tiền quyên góp cho anh Hương chữa bệnh. Hôm sau, tôi đi nhận tiền ở các nơi và kịp thời chuyển cho anh Hương ngay”.

Lời tri ân ngọt ngào

Trong một chuyến đi công tác, tôi may mắn được gặp lại người trở về từ… cõi chết Trần Văn Hương tại SVĐ Quảng Ngãi. Khác xa với những gì tôi tưởng tượng về một người bị K gan, bây giờ ông Hương linh hoạt và khỏe mạnh. Thậm chí, Sở TDTT Quảng Ngãi còn đang lên kế hoạch mời ông về huấn luyện đội bóng đá trẻ của tỉnh. Ông Hương vui vẻ cho biết sau khi được mổ tại ĐH y dược Huế, tình hình bệnh tật của ông đã thuyên giảm rất nhiều, và ông được các bác sỹ thông báo nếu giữ gìn sức khỏe tốt, tình hình sức khỏe hiện tại có thể được kéo dài thêm từ 4 đến 6 năm. Rồi ông xúc động: “Nếu không có anh em đồng đội chắc bây giờ tôi xanh cỏ rồi. Quý cái tình của anh ấy quá. Tết này, nhất định tôi sẽ dẫn cả gia đình vào Qui Nhơn để gặp lại các anh ấy. Ơn này không biết bao giờ tôi và gia đình mới trả hết!”.

Ông Trần Văn Hương cũng dẫn tôi về nhà người đồng đội quá cố Nguyễn Thanh Đường. Năm năm sau ngày ông ra đi đột ngột, căn phòng tập thể do Sở TDTT Quảng Ngãi vẫn cũ kỹ như xưa. Duy chỉ có điều, cuộc sống của vợ và 2 con của ông Hương đã dễ thở hơn nhiều. Cậu con trai lớn đã là sinh viên năm thứ 2 trong khi cô con gái út cũng sắp thi vào đại học. Cô Hồ Thị Thu, vợ của ông Nguyễn Thanh Đường lặn lẽ cắm nén nhang trên bàn thờ người đã khuất nghẹn ngào không thành lời: “May mà anh còn có các anh ấy, nếu không bây giờ anh Đường chắc vẫn còn lạnh lẽo lắm!”.

KHÁNH VINH
User avatar
turbo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1979
Joined: Fri Apr 02, 2004 2:09 am
Location: Bình Định
Has thanked: 2 times
Have thanks: 10 times
Blog: View Blog (3)
Top

PreviousNext

Return to Bóng đá, dự đoán và bình... loạn

Who is online

Users browsing this forum: Alexa [Bot] and 7 guests